Multimedia Đọc Báo in

Huyện Krông Bông: Mưa lũ cô lập hàng ngàn hộ dân

15:40, 04/11/2016

Đến trưa ngày 4-11, mưa lớn trên diện rộng trong 3 ngày qua đã gây ngập lụt ở nhiều khu vực trên địa bàn huyện Krông Bông.

Theo thống kê của UBND huyện, mưa lũ đã cô lập 1.145 hộ dân , làm ngập 120 căn nhà, 1.891 ha cây trồng của các xã Hòa Tân, Hòa Lễ, Hòa Phong, Cư Đrăm…

Ngoài ra, mưa lũ cũng đã làm hư hỏng, chia cắt nhiều tuyến đường giao thông, hồ đập, đường điện trên địa bàn huyện. Cụ thể, đường vào thôn 5, 6 xã Hòa Phong bị chia cắt, nước tràn qua đoạn đường 70m, sâu khoảng 1m, có điểm sâu 2m, cô lập hơn 300 hộ dân; đường vào thôn 5, 6, 7, 9, 10, 11, 12 của xã Hòa Lễ bị ngập, chia cắt khoảng 695 hộ dân; đường vào thôn 5,6 xã Hòa Tân bị ngập nhiều đoạn người dân bị chia cắt với trung tâm xã; đường cứu hộ cứu nạn nối xã Hòa Phong với xã Cư Pui bị nước cuốn trôi 1 đoạn dài khoảng 10m; hai cây cầu dân sinh ở thôn 8 và thôn 9 (xã Hòa Sơn) bị nước cuốn trôi; đập thôn 2, xã Ea Trul bị sạt lở lật bê tông mái hạ lưu với chiều dài 35m; gãy đổ 3 trụ điện tại đường vào thôn Ea Lang xã Cư Pui (tạm thời gây mất điện 617 hộ dân tại các thôn Ea Lang, Cư Tê, Cư Rang)…

 Trước tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp,  Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện đã tổ cuộc họp khẩn cấp các thành viên và các phòng ban chuyên môn để triển khai công tác ứng cứu phòng chống mưa lũ, phân công giao nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên theo địa bàn phân công. Theo đó, Ban chỉ huy Quân sự huyện và công an huyện đã huy động, bố trí lực lượng dân quân, công an phối hợp, hỗ trợ các xã thực hiện công tác cứu nạn (di dời người dân và tài sản vùng bị ngập lụt tới nơi an toàn); các xã thực hiện triển khai phương án phòng chống lụt bão; phân công, bố trí cán bộ trực tại các địa điểm xung yếu, đoạn đường giao thông bị ngập lụt để hướng dẫn người dân qua lại (nếu được) hoặc ngăn chặn không cho di chuyển nếu không an toàn. UBND huyện chỉ đạo cho các cháu học sinh cấp 1, 2 tại thôn bị chia cắt tạm nghỉ học để đảm bảo an toàn… Đặc biệt, tại những địa bàn bị chia cắt, không đi lại được tại xã Hòa Phong và Hòa Tân, địa phương đã bố 2 ca nô vận chuyển người dân lưu thông ra ngoài.

Một số hình ảnh tại hiện trường:

A
Xã Hòa Phong bị chia cắt do nước ngập

 

a
Nhiều hộ bị ngập trong lũ

 

A
Nhiều người dân bất chấp nguy hiểm đi đánh bắt cá

 

a
Người dân tìm cách vận chuyển nông sản

 

a0
Ông Trần Tân, thôn 5, xã Hòa Phong bị nước ngập nhà nửa mét, ao cá bị cuốn trôi

 

a
Ở những đoạn đường bị hư hỏng, người dân chủ động cắm biển cảnh báo

 

a
Bé Trần Tuyết Nhi ở xã Hòa Lễ được chính quyền vận chuyển bằng ca nô ra với người thân từ vùng bị chia cắt

 

a
Ca nô cứu hộ đưa học sinh xã Hòa Phong về nhà

 

a
Hàng ngàn héc ta hoa màu bị ngập trong nước

 

 

a
Người dân buôn H' Ngô A  vận chuyển nông sản qua đoạn đường cứu hộ, cứu nạn nối xã Hòa Phong và Cư Pui bị sạt lở

 

a
Mưa lũ đã làm cho mố cầu số 7, tỉnh lộ 12 bị sạt, sụt lún

Vạn Tiếp - Hoàng Gia - Minh Thông

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.