Multimedia Đọc Báo in

Lễ trao học bổng Chương trình "Cùng học sinh Tây Nguyên đến trường"

17:44, 18/01/2017

Sáng 17-1, tại Trường THCS Nguyễn Thị Định (xã Ia R’vê, huyện Ea Súp), Tập đoàn Viễn thông Quân đội - Chi nhánh Đắk Lắk (Viettel Đắk Lắk) phối hợp với Hội Khuyến học huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ea Súp tổ chức Lễ trao học bổng thuộc Chương trình “Cùng học sinh Tây Nguyên đến trường” năm học 2016-2017.

Tại đây, đơn vị đã trao tặng 90 suất học bổng (1 triệu đồng/suất) cho các em học sinh cấp tiểu học và trung học cơ sở có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên trong học tập.

Các đại biểu...

... và đông đảo học sinh các trường học tham dự Lễ trao học bổng.

Được biết, chương trình “Cùng học sinh Tây Nguyên đến trường” do Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) phối hợp với Bộ Giáo dục - Đào tạo, Hội Khuyến học Việt Nam thực hiện. Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Chương trình này được triển khai tại 4 xã vùng biên giới thuộc hai huyện biên giới Buôn Đôn và Ea Súp với tổng số 130 suất học bổng, trị giá mỗi suất 1 triệu đồng.

Đại diện Viettel Đắk Lắk trao học bổng cho các em học sinh thuộc huyện biên giới Ea Súp.

Theo đó, tại huyện Ea Súp, trong đợt này có 90 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn thuộc 3 xã biên giới: Ea Bung, Ya Lốp và Ia R’vê được nhận học bổng. Còn tại huyện Buôn Đôn, Viettel Đắk Lắk cũng đã trao 40 suất cho các học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên trong học tập tại Trường THCS Võ Thị Sáu và Trường tiểu học Y Jút (xã Krông Na, huyện Buôn Đôn).

Đại diện Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ea Súp trao học bổng cho các em học sinh nghèo hiếu học.

Đây là một chương trình mang ý nghĩa nhân văn, không chỉ thực hiện hóa hàng chục nghìn ước mơ nhỏ của các em học sinh hiếu học mà còn kêu gọi cộng đồng, tổ chức, cá nhân cùng chung tay tiếp sức cho hàng triệu giấc mơ hiếu học , qua đó nhằm chia sẻ những khó khăn, tạo động lực phấn đấu, vươn lên trong học tập đối với trẻ em khu vực biên giới.

Thế Hùng
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.