Multimedia Đọc Báo in

Năm 2016 giải quyết việc làm trên 113.000 lao động ở khu vực Tây Nguyên

17:29, 18/01/2017

Theo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, năm 2016 các tỉnh Tây Nguyên đã đào tạo nghề cho trên 78.000 lao động, đạt tỷ lệ 98,7% kế hoạch; giải quyết việc làm trên 113.000 lao động, đạt 99,8% kế hoạch.  Qua đó, góp phần giảm nghèo bền vững, tỷ lệ hộ nghèo toàn vùng còn khoảng 15%, cận nghèo 4,5%.  

Nghề thủ công góp phần tạo thêm thu nhập cho lao động nông thôn ở huyện Krông Bông (Đắk Lắk)
Nghề thủ công góp phần tạo thêm thu nhập cho lao động nông thôn ở huyện Krông Bông (Đắk Lắk)

Trên đia bàn Tây Nguyên và các huyện miền núi giáp Tây Nguyên có 108 cơ sở đào tạo nghề. Công tác tuyển sinh, đào tạo tại 5 tỉnh Tây nguyên giai đoạn 2011-2015 đạt 427.921 người, tăng 3,7 lần so với giai đoạn 2006-2010. Riêng dạy nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2010-2015 đã dạy nghề cho 213.516 người; trong đó gần 50% là người dân tộc thiểu số; 42,4% học nghề phi nông nghiệp và 57,6% học nghề nông nghiệp. Công tác đào tạo nghề ở Tây Nguyên hiện vẫn còn những khó khăn về điều kiện tự nhiên, xã hội, chính sách chưa đồng bộ, nguồn lực tài chính hạn chế...

Lê Hương


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.