Multimedia Đọc Báo in

Thêm số di động tiếp nhận phản ánh vi phạm an toàn thực phẩm dịp Tết

21:23, 25/01/2017

Ngày 25-1, ông  Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, cùng với số điện thoại đã công bố, Cục vừa bổ sung số điện thoại di động: 091.181.1556 để tiếp nhận thông tin phản ánh vi phạm về an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017.

Theo đó, mọi cá nhân và đơn vị khi phát hiện nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm có thể gọi điện đến đường dây nóng hoặc gửi mail đến địa chỉ đã được Cục An toàn thực phẩm công bố để phản ánh. Đơn vị này sẽ có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý thông tin, giao các đơn vị chức năng kiểm tra, xử lý thông tin người dân phản ánh.

Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh kiểm tra chất lượng thực phẩm tại một cơ sở kinh doanh trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột.
Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh kiểm tra chất lượng thực phẩm tại một cơ sở kinh doanh trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột.

Theo ông Nguyễn Thanh Phong, việc lập đường dây nóng sẽ có sự tham gia, hưởng ứng của đông đảo người dân. Với sự đồng hành của cộng đồng trong việc giám sát thì những vụ việc vi phạm về an toàn thực phẩm sẽ được phát hiện, như vậy vấn đề này sẽ được đảm bảo hơn.

Ông Phong cũng cho biết, dù nhận được bất cứ thông tin phản ánh gì về thực phẩm bẩn, cơ quan chức năng cũng phải đi giải quyết, xác minh. Thông tin có thể đúng, có thể chưa đúng như phản ánh, nhưng bắt buộc phải đi xác minh thông tin để có trách nhiệm với người tiêu dùng.

Trước đó, vào tháng 9-2016, Cục An toàn thực phẩm đã thiết lập đường dây nóng tiếp nhận phản ánh vi phạm về an toàn thực phẩm với số điện thoại: 043.232.1556 và hòm thư điện tử: tiepnhantinvipham@vfa.gov.vn.

Kim Oanh (nguồn chinhphu.vn)
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.