Multimedia Đọc Báo in

Kiểm tra, khảo sát bể chứa xăng dầu và giếng nước bị nhiễm dầu tại xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột

21:22, 21/02/2017
Chiều 21-2, Đoàn công tác do Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan đã tiến hành kiểm tra, khảo sát bể chứa xăng dầu của Công ty TNHH Hoàng Vũ và giếng nước của các hộ dân lân cận thuộc buôn Jù, xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột.
 
Tại khu vực các giếng nước bị nhiễm dầu, cách khoảng trên 150m đang có sự hoạt động của 2 cửa hàng xăng dầu thuộc Công ty TNHH Hoàng Vũ, Đoàn kiểm tra đã làm việc và kiểm tra khu vực chôn lấp bồn chứa của doanh nghiệp này. Phía doanh nghiệp khẳng định, trong quá trình hoạt động chưa hề xảy ra cố rò rỉ xăng, dầu ra môi trường.

Đoàn công tác  kiểm tra khu vực bể chứa của Công ty xăng dầu Hoàn Vũ...

Tại Công ty Cổ phần thi công cơ giới Đồng Tâm, khu vực cách các giếng nước bị nhiễm dầu khoảng 150m, trước đây có kho vật tư xăng dầu nội bộ nhưng đã ngừng hoạt động từ năm 1992, Đoàn tiến hành kiểm tra và không thấy còn dấu vết kho vật tư này. Đối với giếng nước nằm trong khuôn viên của Công ty, Đoàn đã kiểm tra nguồn nước và không thấy bất cứ hiện tượng lạ nào. Nhiều hộ trong khu tập  thể của Công ty vẫn sử dụng nguồn nước này để sinh hoạt bình thường.

Kiểm tra giếng nước của anh Nguyễn Duy Ứng, một hộ dân sống gần đó, đoàn ghi nhận nước lấy lên từ giếng có mùi và có hiện tượng nổi váng xăng, dầu trên bề mặt.

... và giếng nước của một hộ dân sống gần đó

Theo ông Nguyễn Văn Nghiêm, Phó Giám đốc Sở Công thương, việc kiểm tra, khảo sát chỉ dừng lại mức độ sơ bộ, đánh giá bằng mắt thường chứ chưa có chứng cứ khoa học để đưa ra kết luận. Đoàn sẽ báo cáo lên UBND tỉnh chờ xem xét, giải quyết. 

Trước đó, như Báo Đắk Lắk đã thông tin, giếng nước của một số hộ dân tại buôn Jù, xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột có hiện tượng nhiễm xăng dầu, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của bà con.
 
Đỗ Lan
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.