Multimedia Đọc Báo in

Đẩy mạnh tuyên truyền về công tác biên giới đất liền giữa Việt Nam và các nước có chung đường biên giới

14:44, 22/03/2017
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy vừa ban hành Hướng dẫn số 30-HD/TG ngày 20-3-2017 hướng dẫn tuyên truyền về công tác biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Lào, Việt Nam – Campuchia năm 2017.
 
Theo đó, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy định hướng cụ thể: đối với tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc cần chú trọng tuyên truyền ý nghĩa lịch sử của việc hoàn thành công tác phân giới, cắm mốc biên giới giữa 2 nước; tuyên truyền triển khai thực hiện 3 văn kiện quản lý biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc, Hiệp định hợp tác và bảo vệ khai thác tài nguyên du lịch Thác Bản Giốc và Hiệp định tàu thuyền đi lại tại khu vực tự do đi lại ở cửa sông Bắc Luân hai bên đã ký kết.  
 
5.jpg
Đồn Biên phòng cửa khẩu Đắk Ruê (Đắk Lắk-Việt Nam) niềm nở tiếp các lực lượng bảo vệ biên giới nước bạn (Mondulkiri-Campuchia) sang thăm, giao ban.
Đối với tuyến biên giới Việt Nam - Lào, cần tuyên truyền về quan hệ hữu nghị, đoàn kết, truyền thống gắn bó giữa nhân dân, chính quyền hai nước, các hoạt động giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội, góp phần gìn giữ, củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa Việt Nam-Lào…
 
Đối với tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia, cần chú trọng tuyên truyền về kết quả phân định biên giới, cắm mốc, ý nghĩa tầm quan trọng của việc xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển và tăng cường các hoạt động giao lưu, kết nghĩa, gắn kết giữa nhân dân và chính quyền khu vực biên giới hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất,
 
Trên cơ sở định hướng tuyên truyền trên, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy sẽ chủ trì, phối hợp với sở, ngành liên quan xây dựng nội dung, hình thức triển khai cụ thể để đưa công tác tuyên truyền đạt được hiệu quả, chất lượng cao nhất. 
 
Đăng Triều
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.