Multimedia Đọc Báo in

Huyện Ea Súp: Sẽ thành lập các đội chốt chặn liên ngành ngăn chặn vận chuyển lâm sản trái phép

20:10, 20/03/2017

Ngày 17-3, Huyện ủy Ea Súp đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện mở rộng bàn về công tác quản lý và bảo vệ rừng trên địa bàn huyện.

Theo báo cáo tại hội nghị, trong năm 2016 và 2 tháng đầu năm 2017, trên địa bàn huyện Ea Súp đã phát hiện 211 vụ vi phạm về quản lý bảo vệ rừng; trong đó, đã xử lý hình sự 2 vụ, phát hiện và tiến hành phá bỏ, đình chỉ hoạt động 136 lò than xây dựng hoạt động trái phép. Những bất cập trong các dự án thuê đất thuê rừng, giao đất giao rừng khiến diện tích rừng bị thu hẹp, hệ sinh thái suy giảm; tình trạng vận chuyển lâm sản trái phép hoạt động mạnh tại các xã, thị trấn…

Các đại biểu dự hội nghị đã tập trung thảo luận chỉ ra nguyên nhân và bàn các biện pháp ngăn chặn tình trạng phá rừng, vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn huyện; trong đó, tập trung vào các giải pháp như: đẩy mạnh công tác tuyên truyền; quy trách nhiệm bảo vệ rừng cho từng đơn vị, địa phương; tăng cường lực lượng bảo vệ rừng khu vực biên giới, khu vực giáp ranh giữa các tỉnh; thành lập và đưa vào hoạt động các đội chốt chặn liên ngành tại các khu vực trọng điểm để ngăn chặn tình trạng vận chuyển lâm sản trái phép; xử lý mạnh tay các trường hợp vi phạm về quản lý bảo vệ rừng, hoặc các trường hợp tiếp tay…

Kết luận hội nghị, lãnh đạo Huyện ủy Ea Súp đã yêu cầu các cơ quan đơn vị, địa phương, chủ rừng tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý bảo vệ rừng; kiên quyết xử lý các hành vi tiếp tay; đồng thời quy trách nhiệm, xử lý kiểm điểm đối với các cơ quan, đơn vị không chấp hành nghiêm túc các quy định về quản lý và bảo vệ rừng tại địa phương; huy động cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân vào cuộc bảo vệ rừng…

Đức Hạnh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.