Multimedia Đọc Báo in

Đìu hiu khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Spa Bản Đôn

22:26, 25/04/2017
Nằm giữa vùng đất rộng hàng ngàn ha với cảnh quan rừng nguyên sinh đa dạng, bên cạnh là hồ Đắk Min thơ mộng, Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Spa Bản Đôn ở xã Krông Na từng được kỳ vọng là nơi nghỉ dưỡng hấp dẫn của du khách khi đến Buôn Đôn.
Tuy nhiên khu du lịch này hiện đang hoạt động cầm chừng. Nhiều hạng mục được xây dựng bề thế với tổng giá trị lên đến hơn 100 tỷ đồng đang xuống cấp nghiêm trọng.
Lượng khách du lịch lẻ tẻ đến đây dường như chỉ để cảm nhận sự đìu hiu, hoang vắng…
 
Hiếm hoi lắm mới bắt gặp được một vị khách vào tham quan khu du lịch.

Hiếm hoi lắm mới bắt gặp được một vị khách vào tham quan khu du lịch.

Theo số liệu thống kê của Sở VH-TT-DL, trong năm 2016 khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Spa Bản Đôn (hiện do Công ty TNHH Ánh Dương quản lý) tiếp nhận 1.437 lượt khách, doanh thu chỉ đạt 2 tỷ đồng.
Trong quý I năm 2017 nơi đây chỉ đón 500 khách, doanh thu đạt 50 triệu đồng.

 và nhà nghỉ

Nhiều ngôi nhà nghỉ hiện đại và nhà nghỉ sinh thái giữa rừng không một bóng khách lưu trú.

Ông Ngô Anh Tâm, Phó Phòng kinh doanh Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Spa Bản Đôn cho biết: “Khi Công ty cổ phần đầu tư cao su Đắk Lắk bàn giao lại cho Công ty TNHH Ánh Dương thì nhiều hạng mục đã bị hư hỏng, xuống cấp.
Nhà đón tiếp khách được xây dựng khang trang...

Nhà đón tiếp khách được xây dựng khang trang...

 

nay đã bị cỏ dại phủ đầy và hư hại nặng do không được bảo quản.

nay đã bị cỏ dại phủ đầy và hư hại nặng do không được bảo quản.

Do không được tu bổ thường xuyên nên nhiều hạng mục đã bị hư hại, xuống cấp nặng,

Do không được tu bổ thường xuyên nên nhiều hạng mục đã bị hư hại, xuống cấp nặng.

Ông Tâm cho biết, hiện Công ty TNHH Ánh Dương vẫn đang trong giai đoạn từng bước đầu tư, tu bổ lại các hạng mục.
Thời gian qua doanh thu hầu như chỉ đến từ việc bán vé vào cổng.
Khả Lê
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.