Lượng nước dòng chảy ở Tây Nguyên thiếu hụt lên đến 85% so với trung bình nhiều năm
Theo đánh giá của Bộ NN-PTNT, thời tiết năm 2015 và năm 2016 ở Tây Nguyên có nhiều diễn biến bất thường, mùa mưa chấm dứt sớm, nhiều hồ đập nước không đạt dung tích thiết kế, mực nước trên các sông suối ở mức thấp, lượng dòng chảy bình quân thiếu hụt từ 27-85% so với trung bình nhiều năm, mực nước ngầm giảm sâu.
Sửa chữa công trình thủy lợi ở huyện Krông Bông. (Ảnh minh họa) |
Năm 2016, toàn vùng Tây Nguyên có 176.193 ha cây trồng vụ đông xuân bị ảnh hưởng bởi hạn hán, thiệt hại do hạn hán gây ra ngày càng nặng nề. Nguyên nhân được xác đinh do việc phát triên hệ thống thủy lợi, thủy điện và các công trình khai thác nguồn nước trong lưu vực quá mức, dẫn đến khai thác cạn kiệt nguồn nước. thêm vào đó, việc quản lý chưa chặt chẽ, gây lãng phí trong quá trình dẫn nước, phân phối nước trên mặt đồng ruộng; chưa áp dụng các kỹ thuật tưới tiên tiến , tiết kiệm nên nguồn nước bị hao hụt nhiều; các công trình chưa được đầu tư đồng bộ, thiếu hệ thống dẫn nước tưới, chỉ phát huy được 65% năng lực thiết kế.
Để bảo đảm khai thác hiệu quả, bền vững nguồn nước cũng như phòng chống hạn hán, Bộ NN-PTNT yêu cầu các tỉnh khu vực Tây Nguyên cần xây dựng cơ chế quản lý nước sử dụng trong sản xuất nông nghiệp hiệu quả; chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý; rà soát, phân cấp công tác quản lý, vận hành hồ đập hiệu quả hơn…
Lê Hương
Ý kiến bạn đọc