Multimedia Đọc Báo in

Thông qua Dự thảo Thể lệ Cuộc thi "Tìm hiểu Bộ luật Dân sự năm 2015"

21:14, 19/05/2017

Sáng 19-5, Ban Tổ chức Cuộc thi “Tìm hiểu Bộ luật Dân sự năm 2015” của tỉnh đã tổ chức cuộc họp nhằm thông qua Dự thảo Thể lệ cuộc thi; phân công nhiệm vụ thành viên Ban Tổ chức và các vấn đề khác liên quan đến việc triển khai Cuộc thi “Tìm hiểu Bộ luật Dân sự năm 2015”.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Cảnh chủ trì cuộc họp.

Tại cuộc họp các đại biểu đã dành nhiều thời gian đóng góp ý kiến và thông qua Dự thảo Thể lệ Cuộc thi “Tìm hiểu Bộ luật Dân sự năm 2015”. 

Theo đó, đối tượng dự thi là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi trở lên đang sinh sống, học tập và làm việc trên địa bàn tỉnh (trừ thành viên Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, Tổ Thư ký cuộc thi ở cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp). 

Các đại biểu tham dự cuộc họp.
Các đại biểu tham dự cuộc họp.

Cuộc thi được tổ chức dưới hình thức viết (viết tay hoặc đánh máy), nội dung là tìm hiểu một số nội dung của Bộ luật Dân sự năm 2015 được Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 24-11-2015.

Cuộc thi được tổ chức ở 2 cấp: cấp huyện, thị xã, thành phố và cấp tỉnh.

Thời hạn nhận bài dự thi chậm nhất là trước ngày 15-10-2017; dự kiến chấm thi, báo cáo kết quả ở cấp huyện hoàn thành trước ngày 15-11-2017, chấm thi ở cấp tỉnh hoàn thành trước 15-12-2017…

Tổng Biên tập Báo Đắk Lắk Nguyễn Văn Phú đóng góp ý kiến tại cuộc họp.
Tổng Biên tập Báo Đắk Lắk Nguyễn Văn Phú đóng góp ý kiến tại cuộc họp.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi Võ Văn Cảnh đề nghị các thành viên Ban Tổ chức tăng cường công tác chỉ đạo tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân trong tỉnh tích cực hưởng ứng và tham gia cuộc thi; đôn đốc kiểm tra việc triển khai, tổ chức cuộc thi ở các đơn vị, địa phương mà mình quản lý…

Duy Tiến 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.