Multimedia Đọc Báo in

Phát triển sản xuất, kinh doanh gắn với xây dựng văn hóa doanh nghiệp

08:57, 16/06/2017
Ngày 15-6, tại TP. Buôn Ma Thuột, Hiệp hội Phát triển văn hóa doanh nghiệp (DN) Việt Nam tổ chức buổi tọa đàm lấy ý kiến đóng góp cho Bộ tiêu chí văn hóa DN Việt Nam. Đến dự có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường và đại diện các DN trên địa bàn tỉnh.
 
IMG_9723.JPG
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường phát biểu tại buổi tọa đàm

Ngày 26-9-2016, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 1846/QĐ-TTg lấy ngày 10-11 hằng năm là Ngày Văn hóa DN Việt Nam và phát động cuộc vận động xây dựng văn hóa DN trên địa bàn cả nước. Chính phủ giao cho Hiệp hội Phát triển văn hóa DN Việt Nam chủ trì triển khai, xây dựng Bộ tiêu chí văn hóa DN Việt Nam. Tại buổi tọa đàm, đại diện các DN đã đóng góp ý kiến, chia sẻ về một số nội dung trong dự thảo bộ tiêu chí, trong đó, tập trung vào việc xây dựng và thực thi văn hóa DN; văn hóa của người đứng đầu DN; tinh thần thượng tôn pháp luật, đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội của DN và cạnh tranh lành mạnh trong sản xuất, kinh doanh. 

Đại diện Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh đóng góp ý kiến
Đại diện Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh đóng góp ý kiến
 
Phát biểu tại tọa đàm, đồng chí Trần Quốc Cường cho rằng, phần lớn DN trên địa bàn tỉnh có quy mô vừa và nhỏ, năng lực tài chính và sức sản xuất còn hạn chế nên gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên phạm vi toàn cầu. Do đó, cộng đồng DN cần chủ động, đoàn kết nhằm phát triển DN vững mạnh, đổi mới, mở rộng sản xuất, kinh doanh gắn với xây dựng văn hóa DN, trong đó, chú trọng xây dựng hình ảnh DN gắn với đặc trưng văn hóa Tây Nguyên.
 
Minh Thông
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.