Multimedia Đọc Báo in

Tiêu chết hàng loạt nghi do phân bón kém chất lượng

17:40, 13/06/2017

Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh vừa tiến hành giải quyết đơn khiếu nại của ông Nguyễn Văn Thỉnh (xã Xuân Phú, huyện Ea Kar) về chất lượng phân bón cho cây tiêu.

Trước đó, ngày 23-9-2016, ông Thỉnh có có ký hợp đồng mua 2 tấn phân bón hiệu Đồng Lộc của Công ty TNHH Tư vấn đầu tư nông nghiệp và phân bón An Thịnh (Khu công nghiệp Tâm Thắng, huyện Cư Jut, Đắk Nông) và đã bón 1,2 tấn phân trên cho gần 800 trụ tiêu. Hơn 10 ngày sau, ông bàng hoàng phát hiện vườn tiêu có hiện tượng rụng trái, lá, tháo lóng hàng loạt và khoảng 30% diện tích bị chết.

Ngay sau khi phát hiện vụ việc, ông Thỉnh có thông báo và phía Công ty An Thịnh cử người xuống kiểm tra, tiến hành phun một  số loại thuốc để xử lý nhưng không hiệu quả.

Ngày 9-12, ông Thỉnh yêu cầu cơ quan chức năng của huyện Ea Kar lấy mẫu để giám định. Kết quả, mẫu phân bón trên không đúng như tiêu chuẩn ghi trên bao bì.

Một vụ tiêu chết hàng loạt nghi do sử dụng phân bón kém chất lượng ở huyện Cư M'gar. (Ảnh minh họa)


Trước sự việc trên, ông Thỉnh làm đơn khiếu nại Hội Bảo vệ quyển lợi người tiêu dùng tỉnh đề nghị phía Công ty An Thịnh bồi thường thiệt hại, vì cung cấp phân bón không bảo đảm chất lượng.

Qua buổi làm việc, phía Công ty An Thịnh cho rằng chưa thể khẳng định tiêu rụng trái, chết là do phân bón của công ty và đề nghị sẽ hỗ trợ một phần thiệt hại, tuy nhiên ông Thỉnh không đồng ý. Sự việc đang được chuyển lên cơ quan quản  lý nhà nước để tiếp tục giải quyết theo quy định.


Đỗ Lan
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.