Multimedia Đọc Báo in

Đoàn công tác của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm việc với UBND huyện Cư M'gar

11:08, 19/07/2017

Ngày 18-7, Đoàn công tác của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do ông Trần Văn Tần, Vụ phó Vụ Tín dụng các ngành kinh tế làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND huyện Cư M’gar về cho vay tái canh cà phê (TCCP).

Tham gia cùng Đoàn công tác có ông Tăng Hải Châu, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Đắk Lắk; đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan, ngân hàng, doanh nghiệp và nông dân tham gia TCCP trên địa bàn.

Theo báo cáo của các ngân hàng tham gia chương trình cho vay TCCP (theo chương trình TCCP của Chính phủ ) trên địa bàn tỉnh, tính đến ngày 30-6-2017, dư  nợ cho vay TCCP toàn tỉnh chỉ đạt trên 91,3 tỷ đồng và 165 khách hàng còn dư nợ, với diện tích đã tái canh đạt 1.666 ha. Thời gian qua, việc cho vay TCCP còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc như công tác tuyên truyền, phổ biến về sự cần thiết phải thực hiện TCCP còn nhiều hạn chế khiến người dân chưa mạnh dạn nhổ bỏ diện tích cà phê già cỗi để thực hiện tái canh; việc giải ngân vốn vay phải thực hiện làm nhiều lần theo tiến độ thực hiện TCCP nên người dân còn e ngại; một số doanh nghiệp lớn chưa tiếp cận được nguồn vốn do “vướng” ở khâu đăng ký giao dịch, tài sản bảo đảm nguồn vay...

Quang cảnh buổi làm việc

Tại buổi làm việc, nhiều ý kiến cho rằng cần có cơ chế cấp bù lãi suất trong thời gian ân hạn để tạo điều kiện cho người trồng cà phê thực hiện tái canh, cấp phát giống cho người TCCP bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước; đề nghị mở rộng thêm các ngân hàng cho vay để các tổ chức, cá nhân thuận tiện hơn trong việc vay vốn...

Đại diện Sở NN-PTNT nêu ý kiến liên quan đến vấn đề tái canh cà phê 

Đỗ Lan


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.