Multimedia Đọc Báo in

Sử dụng địa danh "Hòa Phú – Buôn Ma Thuột" để đăng ký nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm Cá lăng đuôi đỏ

21:31, 19/07/2017

UBND tỉnh vừa đồng ý chủ trương cho UBND TP. Buôn Ma Thuột được sử dụng địa danh “Hòa Phú – Buôn Ma Thuột” để đăng ký nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm cá lăng đuôi đỏ.

a
Một hộ dân nuôi cá lăng đuôi đỏ ở xã Hòa Phú, TP.Buôn Ma Thuột. (Ảnh minh họa)

Theo đó, UBND thành phố Buôn Ma Thuột được sử dụng địa danh “Hòa Phú – Buôn Ma Thuột” để đăng ký nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm Cá lăng đuôi đỏ và xác nhận bản đồ hành chính xã Hòa Phú, TP. Buôn Ma Thuột; UBND TP. Buôn Ma Thuột có trách nhiệm tiến hành thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm Cá lăng đuôi đỏ và xác nhận bản đồ hành chính xã Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột theo đúng quy định của pháp luật.

Được biết, cá lăng đuôi đỏ là sản vật quý của sông Sêrêpôk, chỉ sống ở các khúc sông sâu, nước chảy xiết và thác ghềnh. Trước tình trạng khai thác kiểu tận diệt, năm 2005 một số hộ dân ở thôn 5, xã Hòa Phú đã đưa loài cá này từ sông tự nhiên vào nuôi trong ao hồ nước tĩnh và cho hiệu quả kinh tế cao. Đến nay, mô hình này đã được nhân rộng ra trên nhiều hộ dân trong xã, vừa góp phần chuyển đổi cơ cấu giống vật nuôi vừa bảo vệ loài cá quý hiếm và tăng thu nhập cho người dân.

Thúy Hồng
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.