Multimedia Đọc Báo in

Yêu cầu doanh nghiệp phải niêm yết công khai giá sữa bán lẻ

15:29, 05/07/2017

Bộ Công thương vừa ban hành Thông tư 08/2017 TT-BCT ngày 26-6-2017 quy định về đăng ký giá, kê khai giá sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Theo Thông tư này, thương nhân sản xuất, nhập khẩu phải kê khai giá bán lẻ khuyến nghị đối với hệ thống các thương nhân phân phối sản phẩm của mình. Mức giá bán lẻ của các thương nhân phải được niêm yết công khai. Trường hợp giá bán lẻ của các thương nhân phân phối vượt quá mức giá bán lẻ khuyến nghị đã kê khai của thương nhân sản xuất, nhập khẩu, các thương nhân này phải kê khai giá bán lẻ của mình cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Mức giá bán lẻ khuyến nghị đã đăng ký là cơ sở để cơ quan tiếp nhận đăng ký giá và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý Nhà nước về giá và công bố cho người tiêu dùng. UBND tỉnh có trách nhiệm rà soát, thông báo điều chỉnh danh sách các thương nhân thực hiện đăng ký giá sữa trên địa bàn tỉnh.

Tiến hành kiểm tra việc niêm yết giá sữa tại một đại lý ở TP. Buôn Ma Thuột

Đối tượng áp dụng của Thông tư này bao gồm thương nhân kinh doanh sữa, thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi; cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về quản lý giá. Thương nhân sản xuất, nhập khẩu sữa có thể thực hiện đăng ký các mức giá bán lẻ khuyến nghị phù hợp với từng khu vực địa lý nhất định.

Bộ Công thương cũng công bố danh sách các thương nhân thực hiện đăng ký giá đối với các thương nhân có khả năng tác động vào sự hình thành và vận động của giá trên phạm vi toàn quốc. Định kỳ vào ngày 1 -7 hàng năm hoặc trường hợp đột xuất, Bộ sẽ rà soát danh sách thương nhân thực hiện đăng ký giá và thông báo điều chỉnh danh sách này.
Thông tư có hiệu lực từ ngày 10-8-2017.


Đỗ Lan
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.