Multimedia Đọc Báo in

Hội thi Tìm hiểu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản

16:39, 07/08/2017
Hội Hữu nghị VIệt Nam – Nhật Bản tỉnh vừa tổ chức Hội thi Tìm hiểu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản.
 
Tham dự Hội thi có 4 đội đến từ các Chi hội và Công ty Nhật Bản trên địa bàn tỉnh, gồm: Chi hội Trung tâm Nhật ngữ Sendai, Chi hội Công ty Cổ phần hợp tác Quốc tế TANICO, Công ty Nico Nico Yasai, Công ty Liên kết Nông dân
 
Hội thi gồm 3 nội dung: Phần thi kiến thức (3 đội thi), mỗi đội thi trải qua gói 10 câu hỏi; phần thi Sắc màu Việt – Nhật (2 đội thi) với nội dung trình diễn về truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam hoặc Nhật Bản; phần thi Ẩm thực (4 đội thi), mỗi đội nấu 3 món ăn của đất nước Nhật Bản. Kết quả, Ban tổ chức đã trao giải Nhất phần thi Kiến thức cho Chi hội Công ty Cổ phần hợp tác Quốc tế TANICO; giải Nhất phần thi Sắc màu Việt – Nhật và phần thi Ẩm thực thuộc về Chi hội Trung tâm Nhật ngữ Sendai.
 
Hội thi là hoạt động chào mừng kỷ niệm 44 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản (21-9-1973 – 21-9-2017). Qua đó, tăng cường quan hệ đoàn kết, hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân hai nước; tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa của Việt Nam – Nhật Bản nói chung, tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Hội thi còn là dịp để học viên, nhân viên các Chi hội và Công ty trao đổi, học hỏi, hỗ trợ lẫn nhau trong công tác chuyên môn cũng như hiểu biết về văn hóa Nhật Bản và Việt Nam nói chung, văn hóa các dân tộc Tây Nguyên nói riêng.

Dưới đây là một số hình ảnh diễn ra tại Hội thi: 

n
Ban tổ chức tặng hoa các đội dự thi

a
Ba đội tham dự phần thi Kiến thức

a
Phần thi Sắc màu VIệt - Nhật của đội Chi hội Công ty Cổ phần hợp tác Quốc tế TANICO

a
Phần thi Ẩm thực của Chi hội Trung tâm Nhật ngữ Sendai

a
Ban giám khảo chấm điểm phần thi Ẩm thực của đội Công ty Liên kết Nông dân
 
Thúy Hồng
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.