Multimedia Đọc Báo in

Viếng Đài tưởng niệm các liệt sỹ Giao bưu – Thông tin liên lạc Tây Nguyên

15:21, 28/08/2017

Nhân kỷ niệm 72 năm Ngày truyền thống ngành Thông tin và Truyền thông (28-8-1945 – 28-8-2017), sáng 28-8 đoàn đại biểu của các cơ quan, đơn vị trong ngành Thông tin và Truyền thông (TT&TT) của tỉnh đã đến dâng hương, dâng hoa tại Đài tưởng niệm các Liệt sỹ Giao bưu – Thông tin liên lạc Tây Nguyên.

Tham dự lễ viếng có các đồng chí nguyên là lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trong ngành TT&TT của tỉnh; lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị: Sở TT&TT, Bưu điện tỉnh, Viễn thông Đắk Lắk, Mobifone - Chi nhánh Đắk Lắk, Tập đoàn Viễn thông Quân đội – Chi nhánh Viettel Đắk Lắk.

Các đoàn đại biểu tham dự Lễ viếng Đài tưởng niệm các liệt sỹ Giao bưu – Thông tin liên lạc Tây Nguyên.

Trong không khí trang trọng, thiêng liêng, các đại biểu đã thành kính dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ công ơn của các Anh hùng liệt sỹ giao bưu, thông tin liên lạc; đồng thời báo cáo trước anh linh các Anh hùng liệt sỹ thành tích nổi bật của các đơn vị trong ngành thời gian qua.

Đoàn đại biểu Sở TT&TT thắp hương viếng các Anh hùng liệt sỹ.

Đây là hoạt động được Sở TT&TT và các đơn vị, doanh nghiệp trong Ngành của tỉnh tổ chức thường niên nhằm tưởng nhớ công lao to lớn của các Anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân; đồng thời qua đó nhằm giáo dục đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ.

Được biết, trải qua 2 cuộc kháng chiến, đã có gần 1 vạn cán bộ, chiến sĩ ngành Giao bưu - Thông tin liên lạc đã hy sinh anh dũng vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Đài tưởng niệm các Liệt sỹ Giao bưu - Thông tin liên lạc Tây Nguyên được xây dựng tại khu vực Đèo Hà Lan (thị xã Buôn Hồ) là nơi tưởng nhớ và ghi danh tên tuổi của 282 chiến sỹ Giao bưu – Thông tin liên lạc đã hy sinh anh dũng trên chiến trường Tây nguyên trong 2 cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộc.

Thế Hùng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.