Multimedia Đọc Báo in

Đề xuất nhiều giải pháp đẩy nhanh tín dụng tái canh cà phê

17:42, 04/10/2017
Sáng 4-10, Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột (BMTCA) phối hợp với Công ty Cổ phần Cà phê 123 đã tổ chức Hội thảo tín dụng ngân hàng tái canh cà phê trên địa bàn tỉnh.
 
Tại hội thảo, BMTCA đã trình bày đề tài nghiên cứu tín dụng ngân hàng tái canh cà phê và đề xuất giải pháp giúp tháo gỡ khó khăn trong việc giải ngân trong lĩnh vực này. Theo đề tài, diện tích cà phê của tỉnh hiện có 203.707 ha; diện tích đã được tái canh giai đoạn 2011-2016 là 16.407 ha; diện tích cần tái canh giai đoạn 2017-2020 gần 29.000 ha. Nhằm phục vụ tái canh cà phê trên địa bàn tỉnh, từ năm 2014, Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hỗ trợ hệ thống Ngân hàng NN-PTNT tại Đắk Lắk thông qua hình thức tái cấp vốn để thực hiện gói tín dụng 3 nghìn tỷ đồng, với lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất cho vay thông thường 2,5%. Thế nhưng đến tháng 3-2017, dư nợ cho vay tái canh cà phê trên địa bàn tỉnh đạt gần 199 tỷ đồng, với 863 khách hàng còn dư nợ; riêng chương trình cho vay ưu đãi của Chính phủ mới chỉ giải ngân được gần 77,6 tỷ đồng, với 78 khách hàng còn dư nợ. Như vậy, sau 3 năm triển khai, việc giải ngân gói tín dụng tái canh cà phê được xem là chưa thành công.
 
Các đại biểu tham dự hội thảo
Các đại biểu tham dự hội thảo
Trước thực tế trên, hội thảo đã đề xuất hệ thống giải pháp trong việc hoạch định, thực thi chính sách hỗ trợ tín dụng ngân hàng trong việc tái canh cà phê. Theo đó, nhóm giải pháp từ phía cơ quan quản lý Nhà nước gồm chú trọng tuyên truyền chính sách tín dụng tái canh cà phê, thay đổi phương pháp xác nhận diện tích tái canh; nhóm giải pháp từ phía người sản xuất cà phê gồm nâng cao khả năng hạch toán và quản lý trong sản xuất cà phê, chú trọng mô hình sản xuất có sự liên kết; nhóm giải pháp từ phía ngân hàng thương mại là phải thay đổi phương thức và thủ tục cho vay, triển khai phương thức cho vay không thế chấp.
 
Giang Nam

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.