Multimedia Đọc Báo in

Hội Phụ nữ tỉnh Đắk Lắk và Hội Phụ nữ 4 tỉnh Nam Lào triển khai nhiều hoạt động hợp tác hiệu quả

14:21, 02/10/2017

Vừa qua, tại tỉnh Chămpasắk (Lào), Hội Phụ nữ tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp với Hội Phụ nữ 4 tỉnh Nam Lào (Attapư, Chămpasắk, Salavan, Sêkông) tổ chức Hội nghị tổng kết “Thỏa thuận hợp tác vì hòa bình và phát triển” giai đoạn 2012 – 2017.

 Trong 5 năm thực hiện thỏa thuận hợp tác, Hội Phụ nữ tỉnh Đắk Lắk và 4 tỉnh Nam Lào đã có nhiều hoạt động mang lại hiệu quả thiết thực. Hội Phụ nữ tỉnh Đắk Lắk đã duy trì, nhân rộng các mô hình, câu lạc bộ với 55 lớp tập huấn phòng, chống mua bán người, tệ nạn mại dâm, ma túy cho 4.389 lượt cán bộ, hội viên nòng cốt ở cơ sở. Hội Phụ nữ các tỉnh Nam Lào cũng đã tuyên truyền rộng rãi đến cán bộ, hội viên và nhân dân; tổ chức Hội nghị trao đổi  kinh nghiệm về hoạt động của Hội 4 tỉnh Nam Lào và 1 tỉnh Trung Lào tại tỉnh Chămpasắk; Hội Phụ nữ tỉnh Chămpasắk tổ chức 11 hoạt động truyền thông về bình đẳng giới. Bên cạnh đó, Hội Phụ nữ các tỉnh cũng đã tổ chức nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, chia sẻ kinh nghiệm, đặc biệt năm 2016 Hội Phụ nữ tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm với chủ đề “Phụ nữ đoàn kết, hội nhập và phát triển” tại tỉnh Đắk Lắk, qua đó trao tặng 8 dàn máy vi tính và các tặng phẩm trị giá 128 triệu đồng cho các cơ sở Hội của 4 tỉnh Nam Lào; năm 2017, Hội Phụ nữ tỉnh Đắk Lắk vận động hỗ trợ xây dựng phòng dạy nghề cho phụ nữ nghèo tỉnh Chămpasắk trị  giá 400 triệu đồng, tặng 8 máy in cho các cơ sở Hội 4 tỉnh Nam Lào.

Tại Hội nghị, Hội Phụ nữ tỉnh Đắk Lắk và Hội Phụ nữ 4 tỉnh Nam Lào tiếp tục ký kết thỏa thuận hợp tác vì hòa bình và phát triển giai đoạn 2017 – 2022 với các nội dung: trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm công tác; nâng cao năng lực cho cán bộ, hội viên, phụ nữ; giao lưu văn hóa; tuyên truyền phòng chống mua bán người, tệ nạn xã hội; hỗ trợ hội viên phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh…

Võ Ngọc


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.