Multimedia Đọc Báo in

Hội thảo giải pháp phát triển thủy lợi khu vực Tây Nguyên

16:32, 06/10/2017
Ngày 6-10,  tại TP. Buôn Ma Thuột,  Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN-PTNT) tổ chức Hội thảo bàn giải pháp phát triển thủy lợi khu vực Tây Nguyên. 
 
Tây Nguyên là vùng có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng đối với cả nước và khu vực Đông Dương. Trong những năm qua, các tỉnh Tây Nguyên đã được Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng nhiều công trình thủy lợi phục vụ phát triển nông nghiệp.
 
Hiện toàn vùng đã xây dựng được 2.354 công trình thủy lợi, trong đó có 1.190 hồ chứa, 972 đập, 130 trạm bơm, 62 công trình khác, với tổng diện tích tưới hơn 288.484 ha. 
 
th
Đại biểu tham dự hội thảo

Tuy nhiên, những năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nguồn kinh phí hạn hẹp nên việc đầu tư nâng cấp, duy tu bảo dưỡng công trình thủy lợi chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến diện tích nước tưới chủ động từ các công trình thủy lợi hiện nay mới chỉ chiếm khoảng 30% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Phần diện tích còn lại phụ thuộc rất lớn vào tình hình khí hậu trong vùng.

Theo kế hoạch, dự kiến trong gian tới, các tỉnh Tây Nguyên sẽ được tập trung đầu tư các công trình thủy lợi cấp bách nhằm phòng chống hạn hán cho vùng như: hồ chứa Ea H’Leo 1, hồ Krông Năng (tỉnh Đắk Lắk); hồ chứa Tầu Dầu, Ea Thul (tỉnh Gia Lai); M’răng, Đông Thanh (tỉnh Lâm Đồng); Nam Xuân, Đăk Siat (tỉnh Đắk Nông). 

Như Quỳnh
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.