Multimedia Đọc Báo in

2 tháng đầu năm 2018: Thi hành xong trên 4.500 án dân sự

10:41, 12/03/2018

Cục Thi hành án dân sự tỉnh cho biết, từ đầu năm 2018 đến nay, công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh đạt nhiều kết quả khả quan.

Cụ thể, tổng số thụ lý là 11.684 việc; trong đó, số cũ chuyển sang là 5.928 việc, thụ lý mới 5.756 việc, số ủy thác là 37 việc. Số phải thi hành án là 11.647 việc; trong đó, có điều kiện thi hành là 7.902 việc (chiếm 56,49% trong tổng số phải thi hành); số chưa có điều kiện thi hành là 3.745 việc (chiếm 43,51%). Trong số có điều kiện thi hành, số thi hành xong là 4.569 việc (đạt tỉ lệ 57,82%).

Một số địa phương có kết quả thi hành án xong về việc đạt tỉ lệ cao là: huyện Krông Bông (79,14%), M’Đrắc (76,59%), Ea Súp (73,93%), Ea H’leo (72,60%)…

dak-lak-nhieu-kho-khan-trong-cong-tac-thi-hanh-an-dan-su.jpg
Cán bộ Chi cục Thi hành án dân sự TP. Buôn Ma Thuột làm việc với người dân (Ảnh minh họa).

Về tiền, tổng số phải thi hành là trên 1.480 tỉ đồng; trong đó, số có điều kiện thi hành là trên 837 tỉ đồng (chiếm 67,85%), số chưa có điều kiện thi hành trên 644 tỉ đồng (chiếm 32,15% trong tổng số phải thi hành). Trong số có điều kiện thi hành, số thi hành xong là trên 139 tỉ đồng (đạt tỉ lệ 17%). Một số địa phương thi hành án xong về tiền đạt kết quả cao như: huyện Cư M’gar (49,46%), Krông Bông (34,40%), Lắk (20,51%), Krông Ana (20,37%)…

Thời gian tới, Cục Thi hành án dân sự tiếp tục triển khai đồng bộ các mặt công tác thi hành án dân sự, hành chính; trong đó, thực hiện nghiêm Chỉ thị số 38-CT/TU ngày 6-10-2015 của Tỉnh ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh”; kế hoạch của UBND tỉnh về thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg từ ngày 6-2-2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc “tăng cường công tác thi hành án dân sự”…

Thế Hùng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.