Multimedia Đọc Báo in

Huyện Cư M'gar: Phấn đấu có thêm 4 xã đạt chuẩn Nông thôn mới trong năm 2018

18:54, 19/03/2018

Đến nay huyện Cư M’gar đã đạt được 247/285 tiêu chí nông thôn mới (chiếm 87,67%). 

Chỉ tính riêng trong năm 2017 địa phương đã huy động người dân đóng góp xây dựng nông thôn mới trên 13,6 tỷ đồng, 4.998 ngày công lao động, hiến 24.857 m2 đất, 4.542 cây trồng các loại…

Đoàn công tác Ban Chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới của tỉnh khảo sát, kiểm tra tình hình thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn xã Ea Mnang. (Ảnh minh họa).

Hiện toàn huyện có 6 xã đạt 19/19 tiêu chí là: Quảng Tiến, Ea Kpam, Ea Tul, Cuôr Đăng, Ea M’nang, Quảng Hiệp; trong đó 3 xã Quảng Tiến, Ea Kpam và Ea Tul đã được UBND tỉnh trao Bằng công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới, 3 xã còn lại đang hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị tỉnh xét công nhận xã đạt chuẩn trong năm nay. Nhóm xã đạt chuẩn từ 15 -18 tiêu chí có 5 xã: Cư Đliê Mnông (17), Cư Suê (16), Ea Tar (16), Ea Kiết (16), Ea Drơng (16). Nhóm xã đạt từ 10-14 tiêu chí có 4 xã: Ea H’ding (14), Ea Kuêh (13), Cư M’gar (13), Ea M’droh (12). Mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2018 có thêm 4 xã là: Cư Đliê Mnông, Cư Suê, Ea Tar và Ea Kiết cơ bản đạt 19/19 tiêu chí, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn lên 10/15 xã.

Để đạt mục tiêu đề ra, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể của huyện tập trung chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc hướng dẫn cụ thể các địa phương triển khai thực hiện, nhất là các xã có kế hoạch về đích nông thôn mới trong năm 2018; triển khai đồng bộ giải pháp giữ vững tiêu chí đã đạt được; cử cán bộ trực tiếp xuống cơ sở để kiểm tra, đôn đốc và kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; cân đối ngân sách cấp huyện nhằm hỗ trợ, chỉ đạo các xã bố trí ngân sách cấp xã và huy động từ các nguồn lực xã hội khác tập trung hoàn thiện các tiêu chí còn lại.

Thế Hùng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.