Multimedia Đọc Báo in

Kiến nghị điều chỉnh quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Vườn Quốc gia Chư Yang Sin

11:24, 24/04/2018

Nhóm các nhà nghiên cứu Trường Đại học Tây Nguyên vừa đề xuất và kiến nghị với các cấp thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch bảo tồn, phát triển bền vững Vườn Quốc gia Chư Yang Sin từ nay đến năm 2020,

Sau khi hoàn thành Đề án điều tra, khảo sát thực tế về tiềm năng kinh tế - xã hội của Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, nhóm kiến nghị: trước hết là xây dựng các giải pháp mở rộng diện tích rừng về phía Đông  Nam thêm 7.680 ha (gồm 6 tiểu khu 1235; 1236; 1237; 1240; 1241; 1242), trong đó khoanh vùng bảo vệ nghiêm ngặt khoảng 5.000 ha thuộc khu vực xã Krông Nô - huyện Lắk, nhằm bảo đảm cho nhiệm vụ bảo vệ rừng và vấn đề di cư của quần thể thú móng guốc khi xây dựng và vận hành đường Trường Sơn Đông đi qua địa bàn.

Dãy Cư Yang Sin...
Dãy Cư Yang Sin trải rộng trên địa bàn 10 xã thuộc hai huyện Krông Bông và Lắk

Được biết, đây là vùng tài nguyên rừng còn tương đối nguyên vẹn, chưa giao quyền sử dụng đất cho cho các đối tượng ở địa phương.
      

Quần thể...
Quần thể pơmu...

 

và...
và thông hai lá dẹt làm nên hệ sinh thái đặc trưng và quý hiếm cho Vườn Quốc gia Chư Yang Sin

Đồng thời quy hoạch vị trí xây dựng bổ sung một số trạm quản lý rừng, kết hợp xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục và du lịch sinh thái tại một số địa điểm phù hợp về phía Tây  Nam và Đông Nam của vườn. Bởi khu vực này có hệ sinh thái đặc trưng và quý hiếm như quần thể thông hai lá dẹt, pơmu cùng nhiều loài động vật đặc hữu như sơn dương, vượn, khướu đầu đen má xám…

Vườn Quốc gia Cư Yang Sin hiện có diện tích hơn 59.000 ha, việc điều chỉnh quy hoạch trên sẽ góp phần tích cực hơn cho công tác quản lý, bảo vệ rừng. Theo đó kết hợp nghiên cứu khoa học, giáo dục và triển khai các tuor du lịch sinh thái tại vườn quốc gia trên.  

                                                                                              Đình Đối


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.