Multimedia Đọc Báo in

Phiên làm việc thứ hai Đại hội Công đoàn tỉnh thứ X, nhiệm kỳ 2018-2023

18:06, 12/04/2018
Chiều 12-4, Đại hội Công đoàn tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2018-2023 tiếp tục phiên làm việc thứ hai.
 
a
Đại biểu thảo luận tổ, tiến hành ứng cử, đề cử cho Đề án nhân sự. Ảnh: H.Gia

Tại phiên làm việc này, Đại hội đã nghe trình bày các tham luận: “Giải pháp phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở và xây dựng tổ chức Công đoàn khu vực ngoài Nhà nước” (LĐLĐ TP. Buôn Ma Thuột); “Giải pháp thực hiện chương trình nhà ở Mái ấm công đoàn cho đoàn viên khó khăn về nhà ở” (LĐLĐ huyện Buôn Đôn); “Công đoàn tập trung thực hiện chức năng đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho đoàn viên và người lao động” (LĐLĐ huyện Krông Búk)…

 
a
Biểu quyết thông qua danh sách bầu Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh khóa X     Ảnh: H.Gia

Các đại biểu đã chia tổ thảo luận thông qua Đề án nhân sự Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2018-2023 và Đề án nhân sự Đoàn đại biểu dự Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII; tiến hành bầu Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh khóa X.

a
Đại biểu bỏ phiếu bầu Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2018-2023. Ảnh: H.Gia

Sáng mai (ngày 13-4), Đại hội tiếp tục phiên làm việc thứ ba với các nội dung: Báo cáo tiếp thu và giải trình ý kiến tham gia vào Văn kiện Đại hội X Công đoàn tỉnh; Văn kiện Đại hội XII Công đoàn Việt Nam và góp ý sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam; Bầu Đoàn đại biểu dự Đại hội XII Công đoàn Việt Nam; báo cáo tổng hợp kiến nghị, đề xuất của đoàn viên, công nhân viên chức lao động với Tổng Liên đoàn và tỉnh Đắk Lắk; Ban Chấp hành khóa X và Đoàn đại biểu dự Đại hội XII Công đoàn Việt Nam ra mắt nhận nhiệm vụ; Đại hội biểu quyết chỉ tiêu cơ bản nhiệm kỳ 2018-2023; thông qua Nghị quyết và bế mạc Đại hội...

 
 
Thúy Hồng
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.