Multimedia Đọc Báo in

Hội Liên hiệp Phụ nữ thị xã Buôn Hồ vận động hội viên tiết kiệm hơn 318 triệu đồng

23:14, 10/06/2018

Từ đầu năm đến nay, phát động phong trào thi đua thực hành tiết kiệm, các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thị xã Buôn Hồ tiếp tục phát huy hiệu quả của 3 mô hình: Tín dụng tiết kiệm, Hùn vốn và Heo đất với 399 thành viên, đã tiết kiệm được 317,685 triệu đồng, giúp 58 phụ nữ nghèo được vay vốn.

Cụ thể: có 11 nhóm Tín dụng tiết kiệm (205 thành viên, tiết kiệm 178,885 triệu, cho 36 phụ nữ nghèo vay); 6 nhóm Hùn vốn (137 thành viên, tiết kiệm 104,8 triệu, cho 12 phụ nữ nghèo được vay); 3 con Heo đất (57 thành viên, tiết kiệm 34 triệu đồng, cho 10 phụ nữ nghèo được vay). Như vậy, hiện nay tổng nguồn vốn thực hành tiết kiệm trong hệ thống Hội LHPN thị xã là hơn 4 tỷ đồng, với 152 nhóm, 8.688 thành viên, giúp cho 904 phụ nữ nghèo được vay vốn phát triển kinh tế.

A
Nhiều hội viên Hội LHPN thị xã Buôn Hồ đã vay vốn và phát triển kinh tế hiệu quả. Trong ảnh: Mô hình trồng nấm rơm của hội viên Trịnh Thị Mơ (phải) ở tổ dân phố Tân Bình, phường An Lạc. 

Nhằm hỗ trợ hội viên xây dựng các mô hình phụ nữ liên kết làm kinh tế, cũng từ đầu năm đến nay, Hội LHPN thị xã đã tổ chức nhiều lớp tập huấn cho hội viên phát triển các mô hình kinh tế như: tổ chức 1 lớp tập huấn mời cán bộ Hội LHPN tỉnh tuyên truyền về quy trình thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác và một số thủ tục hành chính để được công nhận cơ sở bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; mời cán bộ Sở NN-PTNT tập huấn cho 50 cán bộ, hội viên tổ chức Lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý tổ hợp tác, hợp tác xã tại xã Ea Blang; mời Phòng Kinh tế, Trung tâm Y tế thị xã phổ biến các quy định trong sản xuất, kinh doanh, chế biến nông sản an toàn, chế biến thực phẩm cho 160 cán bộ Hội và các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn...

Nguyễn Gia

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.