Multimedia Đọc Báo in

Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị kiểm tra tình hình thực tế tại huyện Ea Súp

18:05, 18/07/2018
Chiều 17-7, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị đã đến thăm, nắm bắt tình hình tại Công ty Cổ phần Mía đường Đắk Lắk (xã Ya Tờ Mốt) và Dự án sắp xếp ổn định dân cư tại xã Cư Kbang (huyện Ea Súp).
 

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị gặp gỡ lãnh đạo Công ty Cổ phần Mía đường Đắk Lắk

 
Tại Công ty Cổ phần Mía đường Đắk Lắk, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị đã thăm hỏi cán bộ, công nhân viên; đồng thời khảo sát thực tế nơi làm việc, khu vực chế biến của nhà máy.  Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, Công ty cần phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, bảo đảm nguyên tắc phát triển bền vững, giữ cân bằng giữa môi trường và phát triển. 
 
Được biết, Công ty Cổ phần Mía đường Đắk Lắk - tiền thân là Công ty Cổ phần Mía đường Đắk Nông - được đưa vào sử dụng và sản xuất vụ mía đầu tiên trên địa bàn huyện Ea Súp vào tháng 1-2018.
 

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị trao đổi công việc trong quá trình đến thị sát Dự án sắp xếp bố trí dân cư tại xã Cư Kbang

 
Chiều cùng ngày, Chủ tịch UBND tỉnh đã đến thăm Dự án sắp xếp ổn định dân cư trên địa bàn xã Cư Kbang. Theo đó, trên địa bàn huyện Ea Súp có 3 Dự án sắp xếp ổn định dân cư. Trong đó, Dự án điều chỉnh mở rộng Dự án phát triển kinh tế - xã hội xã Cư Kbang có mục tiêu là tiếp nhận, giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho 400 - 500 hộ dân, hình thành các điểm dân cư, thời gian thực hiện từ 2008-2012. Tuy nhiên, đến nay đã có hơn 900 hộ sinh sống trong vùng Dự án và đã phải điều chỉnh tổng mức đầu tư Dự án từ 33,717 tỷ đồng lên 70,930 tỷ đồng (đã bố trí 31,508 tỷ đồng, số vốn còn thiếu là 39,422 tỷ đồng). 
 
 
Quỳnh Anh
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.