Multimedia Đọc Báo in

Đại hội đại biểu Hội Nông dân huyện Krông Búk lần thứ X, nhiệm kỳ 2018-2023

17:19, 03/07/2018

Trong 2 ngày 2 và ngày 3-7, Hội Nông dân huyện Krông Búk đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ X, nhiệm kỳ 2018 - 2023.

Theo báo cáo tại đại hội, nhiệm kỳ 2012-2017, Hội Nông dân huyện Krông Búk đã kết nạp được 5.203 hội viên mới, đưa tổng số hội viên trên toàn huyện lên 9.616 hội viên, sinh hoạt tại 7 hội cơ sở, chiếm 84% tổng số hộ làm nông nghiệp.  

Các phong trào nông dân và hoạt động của Hội đã từng bước đi vào chiều sâu và đạt được nhiều thành tích. Hội đã tổ chức được trên 500 lớp tập huấn khoa học kỹ thuật và hội thảo cho 29.198 hội viên nông dân. Xây dựng được 9 mô hình liên kết hộ; đã bảo vệ và đang thực hiện Đề tài “Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm cây Sa chi trên địa bàn huyện Krông Búk” với diện tích 1 ha, kinh phí gần 165 triệu đồng. Toàn huyện có 37.700 hộ nông dân đăng ký sản xuất kinh doanh giỏi, qua bình xét đã có trên 20.000 hộ đạt danh hiệu Hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi. Thực hiện chương trình nhận ủy thác vay vốn với Ngân hàng Chính sách xã hội, Hội đang quản lý 70 tổ tiết kiệm và vay vốn, với tổng dư nợ trên 74 tỷ đồng, 2.869 hộ vay. Trong năm 2017, toàn huyện có 100% cơ sở Hội đạt loại vững mạnh và khá, Huyện hội hằng năm đều xếp loại vững mạnh và vững mạnh xuất sắc.

Đại diện Hội Nông dân tỉnh trao bức trướng chúc mừng Đại hội.
Đại diện Hội Nông dân tỉnh trao bức trướng chúc mừng Đại hội.

Nhiệm kỳ 2018-2023, Hội Nông dân huyện Krông Búk đề ra chỉ tiêu phấn đấu 100% cơ sở Hội hướng dẫn tổ chức nông dân xây dựng mô hình kinh tế tập thể, tổ chức có hiệu quả hoạt động dịch vụ tư vấn, hỗ trợ nông dân...

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Hội Nông dân huyện Krông Búk nhiệm kỳ 2018-2023 gồm 19 thành viên; bà Cao Thị Thúy Nga được tín nhiệm tiếp tục giữ chức vụ Chủ tịch Hội Nông dân huyện khóa mới; đồng thời bầu 8 đại biểu dự Đại hội Hội Nông dân tỉnh.

Băng Châu

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.