Multimedia Đọc Báo in

Thị xã Buôn Hồ: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2016-2018 đạt 12,59%/năm

17:19, 26/07/2018

Theo báo cáo kiểm điểm giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Buôn Hồ, qua hai năm rưỡi thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã lần thứ XV, nhiệm kỳ 2015-2020, đến nay, toàn thị xã có nhiều chỉ tiêu thực hiện đạt và vượt kế hoạch đề ra với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2016-2018 ước đạt 12,59%/năm (chỉ tiêu của Nghị quyết tăng 12,5% trở lên).

Trong đó, nông, lâm, thủy sản tăng 6,5%/năm; công nghiệp - xây dựng tăng 9,6%/năm; thương mại - dịch vụ tăng 18,99%/năm. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản có mức tăng trưởng khá và tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Tổng sản lượng lương thực có hạt bình quân hằng năm đạt 49.480 tấn; sản lượng cà phê đạt 35.300 tấn, hồ tiêu đạt 5.700 tấn. Thương mại - dịch vụ phát triển nhanh, đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngày một đa dạng của sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng xã hội, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị xã.

Thị xã Buôn Hồ đang từng bước xây dựng trở thành đô thị hiện đại, văn minh.
Một góc thị xã Buôn Hồ 

Toàn thị xã đã huy động được 69,398 tỷ đồng để đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn; 2/5 xã đã đạt Chuẩn nông thôn mới, phấn đấu đến cuối năm 2018 có 4/5 xã đạt Chuẩn nông thôn mới (vượt so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XV đề ra). Đến nay, các tuyến đường chính xã, phường được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt 47,5%; 66,18% đường liên thôn, buôn, tổ dân phố được nhựa hóa hoặc bê tông hóa. Huy động vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 6.349 tỷ đồng, bằng 57,72% kế hoạch; tốc độ tăng bình quân 14%/năm, vượt 4% so với chỉ tiêu Nghị quyết đề ra. Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 281,1 tỷ đồng, ước thực hiện 3 năm đạt 333,235 tỷ đồng, tăng bình quân 11,6%/năm.

Lê Hương

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.