Multimedia Đọc Báo in

Vướng quy hoạch khiến nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch e ngại

12:40, 28/07/2018

Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch Đắk Lắk vừa tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng và triển khai kế hoạch hoạt động những tháng cuối năm 2018.

Tại hội nghị, nhiều ý kiến cho rằng do vướng quy hoạch nên các nhà đầu tư vào lĩnh vực này còn chần chừ và e ngại khiến quy mô, chất lượng của hầu hết các khu, điểm du lịch chậm được cải thiện. Tại các địa bàn trọng điểm như TP. Buôn Ma Thuột, Buôn Đôn, Lắk, Buôn Hồ, Krông Ana, Krông Bông… nhiều đơn vị làm du lịch ở đây phải thuê đất của người dân để kinh doanh, nên mức đầu tư không nhiều và thiếu bền vững do công tác quy hoạch chậm và còn nhiều bất cập.

Du khách quốc tế tham quan điểm du lịch buôn Ak ô Dhông (phường Tân Lợi - Buôn Ma Thuột)
Du khách quốc tế tham quan điểm du lịch buôn Akô Dhông (phường Tân Lợi - TP. Buôn Ma Thuột)

Được biết 6 tháng đầu năm 2018, tỉnh chỉ thu hút được 2 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch, với tổng vốn hơn 18 tỷ đồng. Ngoài ra có 9 dự án đang triển khai các thủ tục đầu tư với tổng mức vốn khoảng 425 tỷ đồng. Điều đáng quan tâm là những dự án này còn gặp khó khăn trong việc phê duyện quy hoạch và chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang thương mại, dịch vụ – du lịch.      

Kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Hà yêu cầu các các sở, ngành chức năng rà soát lại những văn bản quy phạm pháp luật về phát triển du lịch, nhất là Nghị quyết 15 của Tỉnh ủy về việc xúc tiến thu hút đầu tư du lịch Đắk Lắk (giai đoạn 2016–2020) để có giải pháp phù hợp, kịp thời nhằm cải thiện và khắc phục hạn chế trên, tạo điều kiện cho ngành kinh tế quan trọng này phát triển nhanh, bền vững.
 

Phương Đình


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.