Multimedia Đọc Báo in

Hội thảo tham vấn của Tòa án Nhân dân Tối cao về động vật hoang dã

16:50, 03/08/2018

Trong 2 ngày (2 và 3-8), tại TP. Buôn Ma Thuột, TAND Tối cao đã tổ chức Hội thảo tham vấn đối với Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ Luật Hình sự về các tội liên quan đến động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm (Dự thảo Nghị quyết).

Tham dự hội thảo có Tiến sĩ Nguyễn Trí Tuệ, Phó Chánh án TAND Tối cao; các nhà nghiên cứu, chuyên gia của các cơ quan hành pháp, tư pháp; đại diện lãnh đạo, cán bộ TAND các tỉnh khu vực Tây Nguyên; đại diện Tổ chức CHANGE VN (Trung tâm Hành động và Liên kết vì Môi trường và Phát triển) và Tổ chức Cứu trợ hoang dã WILDAID.

Tiến sĩ Nguyễn Trí Tuệ, Phó Chánh án TAND Tối cao phát biểu tại hội thảo.
Tiến sĩ Nguyễn Trí Tuệ, Phó Chánh án TAND Tối cao phát biểu tại hội thảo.

Dự thảo Nghị quyết gồm có 3 Chương, 8 Điều quy định nhiều nội dung như: việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi, trường hợp như tàng trữ, chiếm đoạt cá thể, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của loài động vật nguy cấp, quý, hiếm; thu giữ được nhiều loài động vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc các lớp khác nhau; tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép sản phẩm động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ…

Các đại biểu tham dự hội thảo.
Các đại biểu tham dự hội thảo.

Theo số liệu thống kê của TAND Tối cao, trong 3 năm từ 2015 đến 2017, ngành TAND đã thụ lý 231 vụ có liên quan đến động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm với 339 bị cáo, trong đó xét xử 207 vụ, 303 bị cáo, đạt tỷ lệ 89,6%, trả hồ sơ cho Viện KSND 20 vụ, với 32 bị cáo, hiện còn 4 vụ đang tiếp tục giải quyết. Đa số các vụ án đưa ra xét xử, phần lớn các đối tượng đều được cho hưởng án treo do quy định biện pháp đối với loại tội phạm này trong Bộ Luật Hình sự thường thấp, một số bị cáo là đồng bào dân tộc thiểu số khi phạm tội không nhận thức được hành vi của mình; một số vụ không phát hiện được kẻ chủ mưu, cầm đầu...

Trưởng Phòng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học (TAND Tối cao) Nguyễn Văn Tùng trình bày tham luận tại hội thảo.
Trưởng Phòng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học (TAND Tối cao) Nguyễn Văn Tùng trình bày tham luận tại hội thảo.

Tại hội thảo, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến, trình bày nhiều tham luận nhằm hoàn thiện Dự thảo Nghị quyết trên. Sau khi kết thúc hội thảo, Ban soạn thảo sẽ tiếp tục tiếp thu các ý kiến để chỉnh sửa, hoàn thiện Dự thảo trình cấp có thẩm quyền xem xét, ban hành, góp phần củng cố hành lang pháp lý vững chắc, nâng cao hiệu quả xử lý, răn đe loại tội phạm này, qua đó giúp bảo vệ tốt hơn các loài động vật hoang dã, quý, hiếm.

Duy Tiến

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.