Multimedia Đọc Báo in

Kiên quyết xử lý tình trạng "xe dù, bến cóc"

09:26, 06/08/2018

Tại buổi họp báo định kỳ tháng 7-2018 do UBND tỉnh tổ chức mới đây, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Lê Công Du cho biết, Sở đã và đang tích cực chỉ đạo lực lượng chức năng kiên quyết xử lý tình trạng “xe dù, bến cóc”.

123
Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Lê Công Du trả lời về việc xử lý tình trạng "xe dù, bến cóc" tại buổi họp báo

Theo đó, Sở Giao thông vận tải đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 23-8-2017 về việc tăng cường công tác quản lý, chấn chỉnh hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh; tổ chức tuyên truyền pháp luật về kinh doanh vận tải và ký cam kết không vi phạm pháp luật kinh doanh vận tải; triển khai 12 kế hoạch thanh tra, tăng cường công tác xử lý “xe dù, bến cóc”; tổ chức 6 đoàn thanh tra chuyên ngành tại 20 đơn vị và 5 bến xe về việc chấp hành các quy định về điều  kiện kinh doanh vận tải hàng hóa.

Qua đó, từ đầu năm 2018 đến nay, đã lập biên bản vi phạm hành chính 120 trường hợp, xử phạt trên 202 triệu đồng; tước giấy phép lái xe 54 trường hợp; thu hồi phù hiệu kinh doanh vận tải của phương tiện qua trích xuất dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình 81 trường hợp.

Thời gian tới, Sở Giao thông vận tải tiếp tục chỉ đạo Thanh tra Sở tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành đối với các doanh nghiệp kinh doanh liên quan đến ngành Giao thông vận tải; phối hợp với lực lượng Công an tỉnh triển khai công tác kiểm soát tải trọng phương tiện, tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm đối với “xe dù, bến cóc”; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ, kinh doanh vận tải; tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm đối với “xe dù, bến cóc”…

Nguyễn Xuân

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.