Multimedia Đọc Báo in

Hội thi "Hòa giải viên giỏi" huyện Krông Ana năm 2018

22:53, 25/09/2018
Ngày 25-9, UBND huyện Krông Ana tổ chức Hội thi “Hòa giải viên giỏi” năm 2018.
 
Đông đảo đại biểu và cổ động viên tham dự hội thi
Đông đảo đại biểu và cổ động viên tham dự hội thi
Tham dự hội thi có 8 thí sinh xuất sắc được tuyển chọn từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Các thí sinh trải qua 3 phần thi: Giới thiệu (thông qua các hình thức thơ ca, hò vè giới thiệu về bản thân, tình hình địa phương); Kiến thức (bốc thăm trả lời câu hỏi trắc nghiệm, tự luận, giải quyết những tình huống do Ban giám khảo đưa ra) và phần thi Tiểu phẩm.
 
Cac thí sinh tham gia phần thi kiến thức
Các thí sinh tham gia phần thi kiến thức
Hội thi nhằm bồi dưỡng, nâng cao kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở, kỹ năng giải quyết tình huống, vụ việc phát sinh trong thực tế cho đội ngũ hòa giải viên; đồng thời giúp cơ quan quản lý nhà nước các cấp nắm bắt được thực trạng năng lực, trình độ, kỹ năng của đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở, qua đó đề ra các biện pháp để củng cố, kiện toàn về tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ tại địa phương. 
 
Chủ tịch UBND huyện Krông Ana Võ Đại Huế trao Cờ lưu niệm cho các đơn vị tham gia hội thi. Ảnh: V.Anh
Chủ tịch UBND huyện Krông Ana Võ Đại Huế trao Cờ lưu niệm cho các đơn vị tham gia hội thi. 
Kết thúc Hội thi, Ban tổ chức đã trao giải Nhất tập thể cho xã Ea Bông; giải Nhì: xã Ea Na; giải Ba: thị trấn Buôn Trấp và xã Quảng Điền.
 
Về cá nhân, giải Nhất: ông Quách Văn Nước (thị trấn Buôn Trấp); Nhì: bà H’Triom Apuôt (xã Dray Sáp); Ba: ông Y Sư Niê (xã Ea Na) và ông Y Brih Byă (xã Ea Bông).
 
Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao giải phụ dành cho thí sinh giới thiệu ấn tượng (ông Y Brih Byă) và thí sinh có tiểu phẩm xuất sắc nhất (bà H’Triom Apuôt).
 
Vân Anh
 
 
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.