Multimedia Đọc Báo in

Huyện Krông Pắc tổng kết 5 năm (2013-2018) thực hiện Quyết định số 217

15:16, 06/09/2018
Ngày 6-9, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Krông Pắc đã tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm (2013-2018) thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12-12-2013 của Bộ Chính trị (khoá XI) về việc ban hành quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội.
 
Trong 5 năm qua, bên cạnh việc chủ động phối hợp với HĐND huyện thống nhất chương trình, nội dung giám sát, tránh sự trùng lặp, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện đã tập trung kiện toàn các Ban thanh tra nhân dân, Ban đầu tư giám sát cộng đồng, tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ này nhằm nâng cao hiệu quả công tác giám sát, phản biện.
 
Kết quả, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện đã tiến hành giám sát những nội dung: Việc thực hiện quy chế dân chủ ở các xã, thị trấn; Quyết định 139 của Thủ tướng Chính phủ về chăm sóc, chữa bệnh cho người nghèo... qua đó kịp thời phát hiện và kiến nghị với chính quyền các cấp khắc phục những khuyết điểm, hạn chế liên quan đến việc huy động nguồn vốn trong nhân dân xây dựng nông thôn mới, khám chữa bệnh, cấp phát thuốc theo thẻ bảo hiểm y tế.
 
Các đại biểu dự hội nghị.
Các đại biểu dự hội nghị.
 
Về hoạt động phản biện, ở cấp huyện đã tổ chức được 5 hội nghị phản biện; cấp xã tổ chức được 94 hội nghị phản biện liên quan đến nhiều lĩnh vực. Các ý kiến phản biện xã hội của Mặt trận các cấp đã trở thành kênh thông tin quan trọng, giúp Huyện ủy, HĐND, UBND huyện xem xét, giải quyết, xử lý các vấn đề liên quan trong quá trình chỉ đạo, lãnh đạo, điều hành.
 
Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy phát biểu tại hội nghị.
Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Võ Túc phát biểu tại hội nghị.
 
Phát biểu tại hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Võ Túc đánh giá cao những kết quả trong công tác triển khai thực hiện Quyết định 217 của Mặt trận huyện không những góp phần nâng cao vị thế, vai trò của Mặt trận mà còn giúp củng cố hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, tạo sự đồng thuận xã hội. Đồng thời lưu ý để công tác giám sát, phản biện xã hội được hiệu quả, đi vào thực chất, trong thời gian tới, Mặt trận huyện cần tiếp tục tập trung bồi dưỡng, nâng cao trình độ của đội ngũ làm công tác này; trong quá trình giám sát, phản biện xã hội không ngại tránh né, va chạm, tất cả vì lợi ích chung và cần có kế hoạch giám sát, phản biện cụ thể, phù hợp trong từng năm, nhất là trên những lĩnh vực thu hút sự quan tâm của đông đảo của nhân dân.
 
Đăng Triều
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.