Multimedia Đọc Báo in

Hơn 600 giáo viên tiểu học được tập huấn phương pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật

22:37, 23/10/2018

Trong 2 ngày (22 và 23-10), hơn 600 giáo viên của các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh đã được tập huấn phương pháp giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.

Tại đợt tập huấn này, các thầy, cô giáo được nghiên cứu, thảo luận, thực hành 5 chuyên đề cơ bản, gồm: Giáo dục hòa nhập, đặc điểm của học sinh khuyết tật; Khuyết tật trí tuệ, tìm hiểu khả năng và nhu cầu học sinh khuyết tật trí tuệ; Kế hoạch giáo dục cá nhân cho học sinh khuyết tật, thực hành lập kế hoạch giáo dục cá nhân và đánh giá học sinh khuyết tật; Biện pháp hỗ trợ học sinh khuyết tật trí tuệ học môn Toán và Tiếng Việt; Một số văn bản về chế độ, chính sách cho học sinh khuyết tật.

cô Nhữ Thị Thảo, giáo viên chủ nhiệm lớp 3A Trường Tiểu học Bùi Thị Xuân (TP. Buôn Ma Thuột) đều dành 15 phút hướng dẫn em Mai Quốc Cường bị thiểu năng trí tuệ tập đọc chữ cái, con số.
Cô giáo Nhữ Thị Thảo, giáo viên chủ nhiệm lớp 3A Trường Tiểu học Bùi Thị Xuân (TP. Buôn Ma Thuột)  đang hướng dẫn một học sinh bị thiểu năng trí tuệ tập đọc.  (Ảnh minh họa)

Ngành Giáo dục Đắk Lắk được đánh giá là một trong những đơn vị thực hiện tốt công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật. 100% học sinh khuyết tật được trang bị kiến thức cơ bản, kỹ năng sống cần thiết để các em có thể hòa nhập cộng đồng. Mỗi năm có hàng trăm lượt trẻ em khuyết tật từ 0 đến 5 tuổi được phát hiện và can thiệp sớm.

Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục của tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh tăng cường trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao các mô hình giáo dục hòa nhập mới, hợp tác với các cơ sở sản xuất, kinh doanh dạy nghề cho học sinh khuyết tật và tạo việc làm phù hợp,  với thu nhập ổn định…

   Nguyên Hoa

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.