Multimedia Đọc Báo in

Ra mắt mô hình "Địa chỉ tin cậy – nhà tạm lánh cộng đồng"

12:37, 03/10/2018
Sáng 2-10, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Địa chỉ tin cậy – nhà tạm lánh cộng đồng” tại xã Bình Hòa, huyện Krông Ana. 
Đây là mô hình điểm của tỉnh, được thành lập để tiếp nhận, bố trí nơi tạm lánh nhằm cách ly và bảo vệ an toàn cho nạn nhân có nguy cơ bị bạo lực (và con của họ) khỏi đối tượng gây ra bạo lực trên địa bàn. Khi đến đây, họ được chăm sóc y tế ban đầu, tư vấn về tâm lý, pháp luật cơ bản. Nạn nhân được kết nối các dịch vụ liên quan phù hợp khi có nhu cầu hoặc khi cần được chuyển tuyến. Địa chỉ sẽ hỗ trợ nạn nhân trở về gia đình sau thời gian tạm lánh khi bảo đảm đủ an toàn, tiếp tục theo dõi, hỗ trợ nạn nhân tối thiểu trong thời gian 6 tháng, giúp bạo lực không tái diễn.
 
Ban quản lý mô hình “Địa chỉ tin cậy – nhà tạm lánh cộng đồng” ra mắt nhận nhiệm vụ. Ảnh: V.Anh
Ban quản lý mô hình “Địa chỉ tin cậy – nhà tạm lánh cộng đồng” ra mắt nhận nhiệm vụ.
 
Hiện tại, “Địa chỉ tin cậy - Nhà tạm lánh cộng đồng” nằm trong khuôn viên Nhà Văn hóa xã Bình Hòa, bảo đảm các yêu cầu cơ bản về nơi ăn ngủ, sinh hoạt. Những nạn nhân bị bạo lực hoặc có nguy cơ bị bạo lực trên địa bàn xã có thể liên hệ qua đường dây nóng (trực 24/24) 0262.2230009 để được hỗ trợ. 
 
Mô hình nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong hỗ trợ nạn nhân, từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tại cộng đồng. 
 
Được biết, Đắk Lắk là một trong 10 tỉnh, thành phố trên cả nước được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chọn triển khai Mô hình “Địa chỉ tin cậy – nhà tạm lánh cộng đồng”.
 
Vân Anh
 
 
 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.