Multimedia Đọc Báo in

Vòng chung kết Cuộc thi Khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh tỉnh Đắk Lắk năm 2018:

Có nhiều doanh nhân nổi tiếng trong Ban giám khảo

20:27, 05/10/2018

Theo Ban tổ chức Cuộc thi Khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh tỉnh Đắk Lắk năm 2018, trong 2 ngày (11 và 12-10), Ban tổ chức sẽ tiến hành triển khai chấm vòng chung kết đối với 31 hồ sơ, đề án đã qua vòng sơ khảo.

Mỗi thí sinh có 5 phút trình bày, sau đó Ban giám khảo cuộc thi sẽ tiến hành hỏi đáp, tổng thời gian cho 1 thí sinh không quá 12 phút. Ban giám khảo sẽ lựa chọn 9 đề án có điểm số cao nhất theo thứ tự tổng điểm từ cao xuống thấp (theo cơ cấu giải thưởng của cuộc thi: 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 2 giải Ba, 5 giải Khuyến khích). Trường hợp có thí sinh cùng điểm số dẫn đến số lượng vượt quá 9, thì ưu tiên đề án có tiêu chí “phản biện” cao hơn.

Thí sinh thuyết trình về đề án tại vòng thi sơ khảo
Một thí sinh thuyết trình đề án của mình tại vòng thi sơ khảo

Trong số 9 đề án đó, Ban giám khảo chọn 4 đề án có điểm số cao nhất để tham gia đêm chung kết xếp hạng tại Trung tâm văn hóa tỉnh (được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Đắk Lắk vào lúc 20 giờ ngày 12-10-2018) để chọn 1 giải Nhất, 1 giải Nhì và 2 giải Ba.

Đặc biệt Ban giám khảo của vòng chung kết có sự tham gia của nhiều chuyên gia, doanh nhân thành đạt, nổi tiếng như: Cố vấn cấp cao SVF lĩnh vực Đầu tư - CEO Công ty Cổ phần Quản lý đầu tư sáng tạo Khởi nghiệp Việt Nam (ICM) Nguyễn Việt Đức - Trưởng Ban giám khảo vòng chung kết; “Guest  Shark” Nguyễn Ngọc Thủy, Chủ tịch Tập đoàn GĐ Egroup, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Apax English; Chủ tịch Tập đoàn Hùng Nhơn, Phó Chủ tịch CLB Nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam Vũ Mạnh Hùng; Cố vấn cấp cao SVF lĩnh vực Thương mại - CEO Công ty Cổ phần VCHub Hoàng Minh Ngọc Hải; Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Sài Gòn, Chủ tịch Hoàng Linh Group Nguyễn Ngọc Luận.

Lê Hương


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.