Multimedia Đọc Báo in

Triển khai chương trình thí điểm phân loại rác thải tại nguồn

20:35, 16/11/2018

Ngày 16-11, Ban Điều phối Chương trình Thông tin, giáo dục, truyền thông thí điểm 3R (giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng) về phân loại rác thải tại TP. Buôn Ma Thuột đã tổ chức buổi truyền thông và bàn giao thùng rác tại xã Hòa Phú.

Tại buổi truyền thông, Ban Điều phối đã hướng dẫn cụ thể quy ước về màu sắc của thùng rác, cách thức nhận biết và phân loại rác thải thành 3 loại riêng biệt: rác thải vô cơ, rác thải hữu cơ có thể tái chế và không thể tái chế.

Đại diện Ban điều phối Chương trình truyền thông thí điểm 3R và trưởng các thôn, buôn, chi hội phụ nữ tại xã Hòa Phú trong buổi bàn giao thùng rác
Đại diện Ban điều phối và trưởng các thôn, buôn, chi hội trưởng chi hội phụ nữ tại xã Hòa Phú dự buổi truyền thông

Ban điều phối chương trình đã bàn giao 105 thùng rác lớn và 540 thùng rác nhỏ cho xã Hòa Phú. Trong đó, các thùng rác lớn sẽ được đặt tại 35 điểm (mỗi điểm 1 thùng rác màu xanh lá, 1 thùng rác màu xanh dương và 1 thùng rác màu cam) để chứa rác thải đã qua phân loại từ hộ gia đình. 540 thùng rác nhỏ và 2.160 túi rác theo màu sắc tương ứng với thùng rác lớn sẽ được bàn giao cho 180 hộ dân để chứa rác thải sinh hoạt hằng ngày.

Bàn giao thùng rác cho các hộ gia đình tham gia chương trình
Bàn giao thùng rác cho các hộ gia đình tham gia chương trình

Được biết, Chương trình Thông tin, giáo dục, truyền thông thí điểm 3R về phân loại rác thải tại TP. Buôn Ma Thuột được triển khai ở 3 đơn vị là: xã Hòa Phú, phường Ea Tam và phường Thống Nhất với 500 hộ tham gia phân loại rác thải tại nguồn. Dự kiến, đầu tháng 12-2018, Công ty TNHH MTV Đô thị và Môi trường sẽ bắt đầu thu gom rác thải đã qua phân loại để xử lý tại bãi rác Cư Êbur.

Đinh Nga


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.