Multimedia Đọc Báo in

Chợ hoa Xuân Kỷ Hợi sẽ diễn ra từ ngày 16 đến 30-12 âm lịch

14:52, 09/01/2019

UBND TP. Buôn Ma Thuột cho biết, chợ hoa Xuân Kỷ Hợi năm 2019 dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 21-1 đến trước 20 giờ ngày 4-2 (tức 16-12 đến 30-12 âm lịch).

Theo đó, khu vực trung tâm chợ hoa Xuân năm nay sẽ được bày bán các loại hoa, cây cảnh trên vỉa hè dọc theo các tuyến đường Trường Chinh (đoạn từ Bà Triệu đến Lê Thị Hồng Gấm), đường Bà Triệu (đoạn từ đường Nguyễn Tất Thành đến Lê Thánh Tông), Lý Nam Đế (đoạn từ Trường Chinh đến Y Bih Alêô),  Trần Quang Khải (đoạn từ Nguyễn Tất Thành đến Ngô Quyền), Nguyễn Đình Chiểu (đoạn từ Nguyễn Tất Thành đến Y Bih Alêô), Trần Hưng Đạo (đoạn đường từ Trường Chinh đến Phan Chu Trinh), Lê Thánh Tông (đoạn từ Phan Bội Châu đến Bà Triệu). Ngoài ra còn có các khu vực khác như đường Phan Chu Trinh (đoạn từ Trần Hưng Đạo đến Nguyễn Đình Chiểu, đoạn trước Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Đắk Lắk…), trong khuôn viên khu đất tại số 70 Nguyễn Tất Thành.

Du khách dạo chơi, ngắm chợ hoa dịp Xuân Mậu Tuất 2018

Bắt đầu từ ngày 12-1 (tức 7-12 âm lịch), UBND TP. Buôn Ma Thuột sẽ tổ chức cho thuê mặt bằng vỉa hè để bày bán hoa, cây cảnh trong dịp Tết. Từ ngày 21-1 (tức 16-12 âm lịch), các hộ dân chính thức được phép bố trí hoa, cây cảnh để bán. UBND TP. Buôn Ma Thuột cũng yêu cầu tuyệt đối không cho phép bán hoa, cây cảnh… tại vỉa hè, lòng đường ngoài các tuyến đường nêu trên.

Được biết, mức phí cho thuê vỉa hè để các hộ dân bày bán hoa, cây cảnh có giá từ 35.000 đến 50.000 đồng/m2 và thành phố sẽ không thu thuế sản phẩm kinh doanh của các hộ trong khu vực bố trí chợ hoa Xuân.

UBND TP. Buôn Ma Thuột cũng yêu cầu các cơ quan, đơn vị trực thuộc bố trí lực lượng giữ gìn, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường… trong suốt thời gian diễn ra chợ hoa.

Đỗ  Lan


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.