Multimedia Đọc Báo in

Hội thi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo bậc học mầm non năm học 2018-2019

19:26, 22/02/2019

Ngày 22-2, tại Trường Mầm non quốc tế Việt Úc, Cụm thi đua số 3 bậc học mầm non (Phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Buôn Ma Thuột) đã tổ chức hội thi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo bậc học mầm non năm học 2018-2019.

a
Giáo viên và học sinh các đơn vị tham gia làm sản phẩm dự tại hội thi

Tham gia hội thi có 15 trường Mầm non đóng chân trên địa bàn các phường Tự An, Tân An, Tân Lập, Tân Hòa, xã Hòa Thuận, Hòa Thắng và Ea Tu. Theo đó, mỗi đơn vị lựa chọn 1 tổ gồm 7 giáo viên và 5 em học sinh từ 5-6 tuổi  chia thành 2 đội (đội 1 gồm 2 giáo viên và 5 học sinh, đội 2 gồm 5 giáo viên) tiến hành làm đồ dùng đồ chơi tự tạo phục vụ cho hoạt động học tập và vui chơi của trẻ theo quy định trong chương trình giáo dục mầm non. Nguyên vật liệu làm đồ chơi đồ dùng gồm nguyên vật liệu tự nhiên, vật liệu tái sử dụng… Sản phẩm dự thi phải đảm bảo tính an toàn, vệ sinh khi sử dụng, thân thiện với trẻ, phù hợp với tâm sinh lý của trẻ, có thể sử dụng lâu dài và phổ biến rộng rãi.

a
Các bé Trường Mầm non Hòa Thắng cùng giáo viên sáng tạo vật dụng phục vụ việc dạy và học 

Kết thúc hội thi, Ban tổ chức đã trao giải Nhất toàn đoàn cho Trường Mầm non Tân Hòa, Nhất cô và trẻ thuộc về Trường Mầm non Tân Hòa và giải Nhất cô thuộc về Trường Mầm non Tân An.

a
Giáo viên Trường Mầm non Hòa Thuận giới thiệu về sản phẩm dự thi của đơn vị

Hội thi nhằm đẩy mạnh phong trào tự làm đồ dùng đồ chơi tại các cơ sở giáo dục mầm non; tạo nguồn lực đa dạng, phong phú về đồ dùng dạy học và đồ chơi tự tạo, từng bước đáp ứng đầy đủ trang thiết bị cho quá trình dạy và học; đặc biệt nhằm nâng cao khả năng tư duy sáng tạo, niềm say mê nghiên cứu của cán bộ giáo viên trong việc làm đồ dùng dạy học phù hợp với thực tiễn trong nhà trường. 

        Thúy Hồng   

 

 

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.