Multimedia Đọc Báo in

Lễ hội văn hóa thể thao các dân tộc phía Bắc huyện Ea Kar

07:21, 19/02/2019

Trong 2 ngày 16 và 17-2, huyện Ea Kar đã tổ chức Lễ hội văn hóa thể thao các dân tộc phía Bắc tại xã Cư Elang với sự tham gia của gần 300 vận động viên, diễn viên, nghệ nhân thuộc 9 thôn, buôn của xã Cư Elang; Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện và các xã Ea Sar, Ea Sô, Ea Ô, Cư Prông và xã Ea Păl.

Tại lễ hội, các vận động viên, diễn viên, nghệ nhân đã tham gia giao lưu, thi đấu với nhiều nội dung, hoạt động văn hóa dân gian mang đậm bản sắc truyền thống các dân tộc phía Bắc như: nhảy bao bố, kéo co nam - nữ; thi ẩm thực, làm bánh, ném còn, đánh cù, lày cỏ, giao lưu văn hóa văn nghệ, thi hát then, hát si và trưng bày các sản phẩm của địa phương.

Đây là lễ hội lần đầu tiên được tổ chức tại huyện Ea Kar nhằm mục đích bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hoá truyền thống của các dân tộc; đẩy mạnh các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao ở cơ sở, góp phần nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, chương trình xây dựng nông thôn mới.

Kết thúc lễ hội, Ban tổ chức đã trao gần 100 giải thưởng cho các cá nhân vận động viên, diễn viên, nghệ nhân và tập thể các đoàn đạt thành tích cao ở các môn thi. Giải Nhất toàn đoàn thuộc về thôn 6D, xã Cư Elang; giải Nhì: thôn 2, xã Cư Elang; giải Ba: thôn 1, xã Cư Elang.

Dưới đây là một số hình ảnh tại lễ hội:

3123
Các đội tham gia thì lày cỏ...

 

312
... thi ném còn

 

3123
và thi làm bánh dày

 

3123
Các đội trưng bày và thuyết trình các món ăn trong phần thi ẩm thực

 

3123
Người dân thưởng thức các món ăn truyền thống của các dân tộc phía Bắc tại lễ hội...

 

31223
Các đội hào hứng tham gia phần thi kéo co

 

3123
Một tiết mục hát then tại phần thi văn nghệ

 

312
Phó Chủ tịch UBND huyện Ea Kar, Phó trưởng Ban tổ chức lễ hội Lê Ngọc Anh trao giải toàn đoàn cho các đơn vị đạt thành tích cao tại lễ hội

Xuân Thủy

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.