Multimedia Đọc Báo in

Toàn huyện M'Đrắk xảy ra 145 vụ vi phạm lâm luật

16:04, 22/03/2019

Sáng 21-3, UBND huyện M’Đrắk tổ chức Hội nghị đánh giá công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng năm 2018, quý I năm 2019 và triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới. 

Các đại biểu tham dự hội nghị.
Các đại biểu tham dự hội nghị.

Thời gian qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện M’Đrắk đã có sự chuyển biến tích cực, đặc biệt là công tác phòng chống cháy rừng, giao khoán đất rừng. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng ngày càng được tăng cường; công tác tuyên truyền được chú trọng; việc triển khai thực hiện phong trào toàn dân tham gia bảo vệ rừng đã mang lại hiệu quả… Từ đầu năm 2018 đến tháng 3-2019, trên địa bàn huyện đã xảy ra 145 vụ vi phạm lâm luật, lực lượng chức năng đã xử lý 145 vụ, tịch thu 454,18 m3 gỗ các loại, số tiền tịch thu sau xử lý là hơn 1,4 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các địa phương và đơn vị chủ rừng cũng tích cực triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng nên không xảy ra cháy rừng; toàn huyện trồng rừng tập trung được 2.985 ha/2.913 ha (đạt 102% so với kế hoạch); thu hoạch trên 200.000 m3 gỗ rừng trồng (chủ yếu là gỗ tận thu do ảnh hưởng của cơn bão số 12 năm 2017)…

Bí thư Huyện ủy M’Đrắk Hồ Duy Thành phát biểu tại hội nghị.
Bí thư Huyện ủy M'Đrắk Hồ Duy Thành phát biểu tại hội nghị.

Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện vẫn còn những tồn tại, hạn chế: việc kiểm tra, truy quét, xử lý tình trạng khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép chưa được duy trì thường xuyên, liên tục; các chủ rừng, đơn vị được giao rừng chưa làm tốt công tác bảo vệ rừng; lực lượng kiểm lâm còn quá mỏng trong khi nhiệm vụ được giao rất nặng nề, khó khăn; sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị còn lỏng lẻo…  

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trong thời gian tới, UBND huyện M’Đrắk đưa ra một số yêu cầu, nhiệm vụ: triển khai thực hiện các chương trình trồng rừng mới, từng bước nâng cao tỷ lệ độ che phủ rừng; tổ chức lực lượng thường xuyên truy quét các khu vực điểm nóng khai thác lâm sản trái phép, các vùng rừng giáp ranh; kiên quyết đình chỉ những trường hợp vi phạm khi triển khai thực hiện các công trình, dự án có tác động đến rừng và đất rừng; các địa phương cần tiến hành ký cam kết với các hộ dân sống gần rừng không tiếp tay hoặc tham gia phá rừng…

Trung Tiến

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.