Multimedia Đọc Báo in

Huyện Krông Năng: Đối thoại chính sách giảm nghèo giữa chính quyền với nhân dân

16:29, 16/04/2019
Sáng 16-4, UBND huyện Krông Năng tổ chức buổi đối thoại thực hiện chính sách giảm nghèo giữa chính quyền với gần 400 hộ nghèo của các thôn, buôn trên địa bàn xã Dliê Ya.
 
q
Quang cảnh buổi đối thoại.
Tại buổi đối thoại, các hộ dân trình bày tâm tư, nguyện vọng về các nội dung: chính sách hỗ trợ đối với hộ đăng ký thoát nghèo, chính sách đối với hộ nghèo, việc đào tạo nghề theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27-11-2009 về Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” của Thủ tướng Chính phủ, về giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, tìm đầu ra sản phẩm hàng nông sản… Người dân cũng mong muốn các cấp, ngành tạo điều kiện để hộ nghèo được vay vốn với lãi suất thấp, vì hiện nay, lãi suất vốn vay dành cho đối tượng này vẫn còn cao nên rất khó tiếp cận; có nhiều chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo vay vốn để phát triển sản xuất, thoát nghèo một cách bền vững.
 
Đại diện các ban, ngành của huyện và xã Dliê Ya giải đáp các thắc mắc, kiến nghị của người dân.
Đại diện các ban, ngành của huyện và xã Dliê Ya giải đáp các thắc mắc, kiến nghị của người dân.
 
Với tinh thần cầu thị, thẳng thắn, Phó Chủ tịch UBND huyện Trần Minh Châu cùng đại diện lãnh đạo các ban, ngành liên quan của huyện và xã Dliê Ya đã lắng nghe, giải trình vướng mắc của nhân dân về chính sách giảm nghèo và tiếp thu những ý kiến, đề xuất của người dân để lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện hiệu quả hơn trong thời gian đến; đồng thời, tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn người dân tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, để bà con dễ dàng tiếp cận, có nguồn vốn phát triển kinh tế và thoát nghèo bền vững.
 
Được biết, xã Dliê Ya hiện có 18 dân tộc anh em cùng sinh sống, với 3.684 hộ, 15.394 khẩu; trong đó, có 478 hộ nghèo, với 2.166 khẩu (chiếm 12,9%).
 
Thế Hùng

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.