Multimedia Đọc Báo in

Phấn đấu đến năm 2020, có ít nhất 98,5% nhóm, lớp mầm non được học 2 buổi/ngày

19:49, 06/04/2019

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 675/QĐ-UBND, ngày 29-3-2019 về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2018 - 2025” trên địa bàn tỉnh.

Mục tiêu của Đề án nhằm củng cố, phát triển mạng lưới trường, lớp mầm non phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, đáp ứng nhu cầu đến trường của trẻ em, theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa. Đa dạng hóa các phương thức, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo hướng đạt chuẩn chất lượng giáo dục mầm non (GDMN) trong khu vực và quốc tế; củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi, chuẩn bị tốt cho trẻ em vào học lớp một; phát triển GDMN cho trẻ em dưới 5 tuổi.

Các giáo viên và trẻ em của Phòng GD-ĐT huyện Krông Búk làm đồ dùng đồ chơi tại hội thi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo bậc học mầm non cấp tỉnh. (Ảnh minh họa).
Cô và trò mầm non của huyện Krông Búk tham gia Hội thi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo bậc học mầm non cấp tỉnh. 

Theo Đề án, phấn đấu đến năm 2020, có ít nhất 15% trẻ em độ tuổi nhà trẻ, 87% trẻ em độ tuổi mẫu giáo, trong đó hầu hết trẻ mẫu giáo 5 tuổi được đến trường, tỷ lệ huy động trẻ em trong các cơ sở GDMN ngoài công lập chiếm từ 25% trở lên. Về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, phấn đấu đến năm 2020, có ít nhất 98,5% nhóm, lớp mầm non được học 2 buổi/ngày; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm trung bình 0,3%/năm, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi giảm trung bình 0,2%/năm, tỷ lệ trẻ em thừa cân - béo phì được khống chế. Phấn đấu đến năm 2020, có ít nhất 58% giáo viên đạt trình độ từ cao đẳng sư phạm mầm non trở lên, 80% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp mức độ khá trở lên.

Phấn đấu đến năm 2025, có 99,5% nhóm, lớp mầm non trở lên được học 2 buổi/ngày; huy động được ít nhất 20% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ, 90% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo được đến trường. Tỷ lệ huy động trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập chiếm từ 30% trở lên…

UBND tỉnh cũng đã đưa ra 9 nhóm giải pháp và giao nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành, địa phương triển khai thực hiện Đề án trên.

Bảo Chi

 

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.