Multimedia Đọc Báo in

Phát sinh 5 điểm dân di cư tự do mới

16:33, 23/04/2019

UBND tỉnh cho biết, trên địa bàn tỉnh hiện có 6 điểm dân di cư tự do với 2.111 hộ (khoảng 10.000 khẩu) cần được bố trí vốn và lập dự án đầu tư để sắp xếp ổn định dân cư. 

Trong đó, ngoài điểm dân cư gồm 298 hộ đồng bào Hmông ở xã Ea Đah (huyện Krông Năng) đã được phê duyệt dự án ổn định dân di cư tự do (nhưng chưa bố trí vốn để triển khai) thì có 5 điểm dân di cư tự do phát sinh mới (huyện Ea H’leo 1 điểm, huyện Krông Pắc 1 điểm, huyện Ea Kar 2 điểm, Krông Bông 1 điểm ) với 1.813 hộ đang cần lập dự án để đầu tư.

Nguồn vốn dự kiến cần để thực hiện các dự án ổn định những hộ dân di cư tự do này là khoảng 773,7  tỷ đồng.

Một lớp học tạm bợ ở khu vực dân di cư tự do sinh sống (ảnh minh họa)
Một lớp học tạm bợ ở khu vực dân di cư tự do sinh sống thuộc địa bàn xã Cư Pui, huyện Krông Bông (Ảnh minh họa)

Được biết, biết trên địa bàn tỉnh hiện đang có 13 dự án ổn định dân di cư tự do được triển khai với quy mô 4.402 hộ, tổng mức đầu tư 670,1 tỷ đồng. Tính đến nay đã giải ngân 289,4 tỷ đồng, bố trí sắp xếp được 3.354 hộ. Số vốn còn lại dự kiến bố trí theo kế hoạch trung hạn giai đoạn 2019-2020.

Tuy nhiên, qua quá trình rà soát, tại 13 dự án này đã phát sinh thêm 1.981 hộ vượt quy mô các dự án đã được phê duyệt. Để ổn định hết số dân di cư tự do trong vùng dự án, các địa phương đã đề xuất điều chỉnh tăng mức đầu tư của 13 dự án từ 670,1 tỷ đồng lên 838,2 tỷ đồng (tăng 168,1 tỷ đồng).

Hiện UBND tỉnh đã có báo về thực trạng dân di cư trên địa bàn, nhu cầu vốn từ Trung ương để thực hiện các dự án ổn định dân di cư tự do gửi các bộ, ngành Trung ương xem xét tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. 

Vạn Tiếp

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.