Multimedia Đọc Báo in

Hội nghị tập huấn công tác phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em

15:51, 18/07/2019
Trong 2 ngày 18 và 19-7, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức Hội nghị tập huấn công tác phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em và bảo vệ trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS cho gần 200 học viên là cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp huyện và cấp xã. 
 
Các học viên được thông tin về việc triển khai Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá về công tác phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em và trẻ em lao động trái với quy định của pháp luật; kỹ năng bảo vệ trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. 
 
1
Học viên tham gia hội nghị tập huấn.

Ngoài ra, các học viên được cung cấp kiến thức về danh mục các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên; danh mục công việc nhẹ được sử dụng người dưới 15 tuổi; hướng dẫn thêm về việc thực hiện Quyết định số 1023/QĐ-TTg ngày 7-6-2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em giai đoạn 2016 - 2020 và Kế hoạch số 184/KH-UBND ngày 23-1-2017 của UBND tỉnh về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2017 - 2020. 

1
Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Lại Thị Loan phát biểu khai mạc lớp tập huấn.
 
Được biết thời gian gần đây, tình trạng sử dụng lao động trẻ em diễn ra ở hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là tình trạng trẻ em bỏ học tham gia lao động trái pháp luật khá cao, như: năm 2015 có 270 em, năm 2016 có 189 em, năm 2017 có 205 em, năm 2018 có 144 em và 6 tháng đầu năm 2019 là 118 em. Vì vậy, sau khóa tập huấn, học viên về địa phương sẽ tuyên truyền đến các bậc phụ huynh, người dân, góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cộng đồng dân cư, tổ chức xã hội và mọi công dân trong công tác bảo vệ trẻ em; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi môi giới dụ dỗ trẻ em đi lao động trái phép…
 
Thế Hùng

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.