Multimedia Đọc Báo in

Thực tập phương án chữa cháy tại Trung tâm thương mại Vincom Plaza Buôn Ma Thuột

15:29, 05/07/2019
Ngày 5-7, Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (Công an tỉnh) đã tổ chức thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ có sự tham gia của nhiều lực lượng tại Trung tâm thương mại Vincom Plaza Buôn Ma Thuột.
 
Tình huống giả định được đặt ra là vào lúc 6 giờ cùng ngày, do sự cố thiết bị điện, hỏa hoạn phát sinh tại tầng 4 của Trung tâm và nhanh chóng lan ra khu vực xung quanh. Ngay sau khi phát hiện cháy, lực lượng chữa cháy tại chỗ chia làm các tổ: thông tin liên lạc; cứu thương, hướng dẫn người thoát nạn; chữa cháy; di chuyển tài sản và tổ bảo vệ để triển khai các biện pháp chữa cháy, cứu người. 
 
a
Lực lượng chữa cháy tại chỗ khống chế ngọn lửa khi hỏa hoạn vừa phát sinh.
 
Cùng lúc Phòng Cảnh sát chữa cháy và cứu nạn cứu hộ huy động bốn xe chữa cháy, hơn 100 cán bộ, chiến sĩ đến ứng cứu, tiếp cận hiện trường, sử dụng các lăng vòi phun nước trên cao và dưới thấp khống chế ngọn lửa. Sau 15 phút, hỏa hoạn được dập tắt hoàn toàn, không gây thiệt hại về người, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về mặt tài sản.
 
a
Các phương tiện chuyên dụng của Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ được huy động dập tắt hỏa hoạn.
 
Buổi thực tập nằm trong chương trình phối hợp hằng năm giữa Trung tâm thương mại Vincom Plaza Buôn Ma Thuột với Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ nhằm kiểm tra, rà soát lại trang thiết bị, phương tiện phòng cháy chữa cháy của Trung tâm cũng như khả năng xử lý tình huống ban đầu, hiệu quả hoạt động của lực lượng phòng cháy cơ sở. Qua đó rút kinh nghiệm, xây dựng tình huống cháy nổ giả định, phương án chữa cháy, cứu nạn cứu hộ phù hợp, sát với đặc điểm tình hình kinh doanh của Trung tâm.
 
Đăng Triều

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.