Multimedia Đọc Báo in

Đoàn công tác của Tổng cục Thủy lợi kiểm tra tình hình an toàn đập trên địa bàn Đắk Lắk

20:05, 08/08/2019

Chiều ngày 8-8, Đoàn công tác của Tổng cục Thủy lợi do ông Nguyễn Đăng Hà, Vụ trưởng Vụ An toàn đập dẫn đầu đã đi kiểm tra tình hình hồ chứa 201 ở xã Cư Êbur (TP. Buôn Ma Thuột).

Chi cục Thủy lợi cho biết, hồ 201 được xây dựng năm 1989, có dung tích 300.000 m3 nước, chiều cao đập 8m. Sau trận mưa lớn liên tục từ chiều ngày 6-8 tới sáng ngày 7-8 trên địa bàn thành phố, nước hồ dâng cao nhanh và đã tràn qua đỉnh đập; đến 11h trưa mực nước hồ đã rút xuống dưới cao trình đỉnh đập.

Tuy nhiên, do mưa lớn liên tục trong ngày 7-8, mực nước hồ lại dâng cao qua đỉnh đập gây mất án toàn hồ chứa, thành phố đã huy động lực lượng vận chuyển bao cát chặn nước tràn qua đỉnh. Đến thời điểm này trên địa bàn thành phố mưa đã ngớt nên nước đã rút xuống. 

ảnh
Vụ trưởng Vụ An toàn đập Nguyễn Đăng Hà kiểm tra tình hình hồ chứa 201 (xã Cư Êbur, TP. Buôn Ma Thuột)

Sau khi kiểm tra tình hình hồ chứa, Vụ trưởng Vụ An toàn đập Nguyễn Đăng Hà nhấn mạnh, hiện Đắk Lắk đang có nhiều hồ tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn, vì vậy để bảo đảm tuyệt đối cho các công trình trong mùa mưa lũ năm nay, Đắk Lắk cần theo dõi trực ban 24/24 tình hình thời tiết để điều tiết vận hành hồ chứa, bảo đảm an toàn công trình và vùng hạ du, đồng thời giữ được nước để bảo đảm sản xuất; thường xuyên kiểm tra các hạng mục công trình, đặc biệt là các hồ chứa xung yếu để thực hiện các phương án ứng phó với thiên tai, tình huống khẩn cấp, thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” khi có sự cố xảy ra. Đối với những công trình đang thi công, tuyệt đối không thi công những hạng mục chính để bảo đảm tuyệt đối cho công trình và vùng hạ du; tiếp tục rà soát, đánh giá lại hệ thống công trình hồ đập trên địa bàn để đưa ra giải pháp bảo đảm an toàn tuyệt đối cho công trình.

Minh Thuận


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.