Multimedia Đọc Báo in

Đường sách Cà phê Buôn Ma Thuột đón khoảng 460 lượt khách mỗi ngày

21:19, 14/08/2019
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phối hợp với Công ty Đường sách Cà phê tổ chức sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và triển khai hoạt động Đường sách trong thời gian tới.
 
Đường sách Cà phê Buôn Ma Thuột là một dự án cộng đồng được xã hội hóa 100%. Hiện tại, con đường có 15 gian hàng chia thành các khu vực đọc sách, uống cà phê, đồ lưu niệm. Trên dọc tuyến đường này còn có 9 bức tranh bích họa Tây Nguyên miêu tả về cảnh đẹp Đắk Lắk, thể hiện các hoạt động sản xuất cà phê của nông dân cùng đời sống văn hóa của đồng bào Êđê.
 
Các đại biểu chụp hình lưu niệm tại buổi
Các đại biểu chụp hình lưu niệm tại buổi sơ kết
 
Trong 6 tháng hoạt động (từ tháng 3 đến tháng 8-2019), Đường sách Cà phê dần trở thành một điểm đến quen thuộc, yêu thích đối với cộng đồng địa phương cũng như du khách. Đường sách Cà phê đã tổ chức thành công 58 sự kiện cộng đồng, hoạt động văn hóa, tiêu biểu như: 6 lần Ngày hội sách và 3 chương trình “Chống rác thải nhựa – vì môi trường xanh”, 5 lần ngày Chủ nhật xanh với hoạt động ý nghĩa “Đổi rác thải nhựa, sách truyện cũ lấy bơ sáp, rau củ quả sạch, sen đá”.
 
Bên cạnh đó, Đường sách Cà phê còn tổ chức các nội dung nhằm quảng bá hình ảnh địa phương như: chuỗi chương trình Văn hóa Tây Nguyên và 3 triển lãm ảnh về văn hóa cuộc sống, cảnh đẹp, con người Buôn Ma Thuột nói riêng và Đắk Lắk, Tây Nguyên nói chung. 
 
Khách tham quan
Khách hào hứng tham gia các hoạt động tại Đường sách Cà phê Buôn Ma Thuột
 
Trong suốt thời gian hoạt động ước tính trung bình mỗi ngày đón 460 lượt khách tham quan, chụp hình check-in và thưởng thức cà phê, đọc sách. Đặc biệt, những ngày có chương trình sự kiện thu hút tới 3.500 lượt khách tham gia...
 
Quỳnh Anh
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.