Multimedia Đọc Báo in

Huyện Ea Kar triển khai công tác phòng chống bệnh khảm lá sắn

17:04, 16/08/2019

Sáng 16-8, UBND huyện Ea Kar đã tổ chức cuộc họp triển khai công tác phòng chống bệnh khảm lá sắn tại địa phương.

Huyện Ea Kar hiện có 5.400 ha trồng sắn, tập trung chủ yếu ở các xã: Cư Prông 1.000 ha, Ea Sar 856 ha, EaTih 700 ha, Ea Păl 500 ha, Ea Sô 450 ha và Cư Elang 400 ha. Bệnh khảm lá sắn được phát hiện đầu tiên tại huyện Ea Kar trên diện tích 4,5 ha ở địa bàn hai xã Ea Sar và Ea Sô vào ngày 8-7-2019. Đến nay bệnh đã xuất hiện thêm ở xã Ea Păl với tổng diện tích sắn toàn huyện bị nhiễm bệnh là 17 ha và đang có xu hướng lây lan.

4324
Các đại biểu tham dự cuộc họp

Bệnh khảm lá sắn lan truyền qua môi giới là bọ phấn trắng và qua hom giống lấy từ cây bị bệnh. Triệu chứng đặc trưng dễ nhận biết của bệnh khảm lá sắn là khảm vàng loang lổ trên lá, mức độ hại nhẹ lá không bị biến dạng hoặc biến dạng nhẹ, mức độ hại nặng làm cho lá sắn xoăn, cong queo, nhăn nhúm, làm giảm năng suất rất lớn của cây sắn.

42134
Nhiều diện tích trồng sắn trên địa bàn xã Ea Sar bị bệnh khảm lá sắn

Để chủ động phòng chống bệnh khảm lá sắn và hạn chế thấp nhất thiệt hại trong sản xuất, UBND huyện Ea Kar đã thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống bệnh khảm lá sắn cấp huyện; chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Trạm Bảo vệ thực vật, các phòng ban chuyên môn, UBND 16 xã, thị trấn chủ động áp dụng các biện phòng chống bệnh khảm lá sắn theo hướng dẫn trong quy trình kỹ thuật phòng trừ bệnh khảm lá sắn của Cục Bảo vệ thực vật.

Bên cạnh đó, tăng cường thông tin tuyên truyền, hướng dẫn nông dân không trồng các giống sắn đã xác định nhiễm bệnh nặng, trong đó, nghiêm cấm mua bán, trồng giống sắn HLS-11, khuyến cáo sử dụng thay thế giống kháng nhiễm như giống KM 94, KM 140; hướng dẫn nông dân thực hiện tiêu hủy triệt để diện tích sắn bị nhiễm bệnh; phun thuốc bảo vệ thực vật để trừ bọ phấn (rầy phấn trắng) xuất hiện nhằm diệt nguồn môi giới truyền bệnh. Những vùng bị nhiễm nặng cần phải tiêu hủy cây bị bệnh, nghiêm cấm vận chuyển thân, lá sắn ra khỏi vùng dịch; luân canh cây trồng khác để tránh thiệt hại.

Xuân Thao

 

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.