Multimedia Đọc Báo in

Huyện Krông Pắc: Tiến độ xây dựng nhà theo Chương trình 167 đạt 78,67%

21:24, 20/08/2019
Chiều 20-8, Đoàn công tác của Sở Xây dựng (Thường trực Ban Điều phối Chương trình 167, giai đoạn 2 của tỉnh) đã có buổi làm việc với UBND huyện Krông Pắc để kiểm tra tiến độ thực hiện Đề án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10-8-2015 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (Chương trình 167, giai đoạn 2).
 
Năm 2019, tổng số nhà trên địa bàn huyện Krông Pắc được hỗ trợ xây dựng theo Quyết định 159/QĐ-UBND ngày 23-1-2019 của UBND tỉnh là 300 căn. Tổng số vốn huy động để thực hiện là 7 tỷ 450 triệu đồng. Trong đó vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội là 4 tỷ đồng, Ngân sách địa phương là 1 tỷ 350 triệu đồng, vốn huy động từ Quỹ Vì người nghèo của Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện là 600 triệu đồng, còn lại là vốn huy động từ dòng họ, bà con đối tượng thụ hưởng. Đến thời điểm này, huyện Krông Pắc đã triển khai xây dựng 230 căn, đạt 78,67%. Tổng số vốn được giải ngân để hỗ trợ cho các hộ là 4,072 tỷ đồng.
 
Từ nay đến cuối năm, UBND huyện Krông Pắc quyết liệt tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn triển khai việc hỗ trợ, xây dựng cho các hộ còn lại, đảm bảo hoàn thành 100% kế hoạch đã đề ra.
 
Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Pắc Ngô Thị Minh Trinh đề xuất các kiến nghị tại buổi làm việc.
Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Pắc Ngô Thị Minh Trinh nêu các kiến nghị tại buổi làm việc.
 
Tại buổi làm việc, UBND huyện đã kiến nghị với đoàn công tác một số nội dung như: Xem xét điều chỉnh đối tượng được thụ hưởng; quan tâm, nhanh chóng bố trí phần vốn vay của Ngân hàng Chính xã hội cho các hộ còn lại... Các ý kiến của UBND huyện được đoàn công tác ghi nhận và phản ánh lên Ban Điều phối tỉnh để chỉ đạo các sở, ngành liên quan phối hợp giải quyết, tháo gỡ.
 
Đăng Triều
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.